Chủ nhật 17/11/2024 19:19

Đông Nam Á cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân

Theo nhận định trong Báo cáo Tổng quan về các chính phủ Đông Nam Á, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 10/9/2019, Chính phủ các nước Đông Nam Á đang tăng cường cấu trúc quản lý nhà nước và năng lực thể chế để cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân.

Mục tiêu của Báo cáo Tổng quan về các chính phủ Đông Nam Á 2019 là định hướng cho những cải cách ở khu vực công và hỗ trợ tạo ra các Chính phủ lấy người dân làm trung tâm. Bản báo cáo cung cấp số liệu có thể so sánh ở cấp quốc tế về những nguồn lực của chính phủ, các quy trình và kết quả của hoạt động quản lý nhà nước tại các quốc gia Đông Nam Á, phân tích 34 chỉ số trong các lĩnh vực như dịch vụ công ích, bao gồm thúc đẩy Chính phủ điện tử, tạo sự minh bạch lớn hơn, cung cấp cơ hội việc làm tốt hơn cho phụ nữ.

Ảnh minh họa

Minh bạch về ngân sách, một thành phần chủ chốt của Chính phủ công khai, cho phép các công dân tiếp cận thông tin về cách thức thu, phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Báo cáo cho biết, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều công bố ngân sách được phê duyệt của họ. 8 quốc gia đã công bố tài liệu hướng dẫn về ngân sách dành cho công dân, trong đó giải thích các mục tiêu của ngân sách bằng ngôn ngữ dễ hiểu và cung cấp thông tin chủ chốt để giúp công dân hiểu rõ quy trình ngân sách và đánh giá tác động của quy trình này đối với đời sống của họ. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số này cung cấp thông tin kinh tế như phương pháp luận và giả định kinh tế trong việc dự toán tài khóa hỗ trợ việc lập ngân sách.

Theo OECD, tăng cường năng lực thể chế trong khu vực công nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy các xã hội công bằng hơn đối với khu vực Đông Nam Á là rất quan trọng. Bảy quốc gia trong khu vực đã áp dụng những công cụ nhận dạng kỹ thuật số, trong đó 2 quốc gia đã tích hợp các cổng thông tin trực tuyến nhằm làm cho các dịch vụ của chính phủ trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng.

Cũng theo báo cáo, tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều đang phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng mới thông qua hình thức đối tác công - tư (PPP). Nhưng chỉ một nửa trong số này thực hiện các đánh giá tương đối để xác định liệu hình thức PPP có hiệu quả hơn so với hệ thống đấu thầu mua sắm cơ sở hạ tầng truyền thống hay không.

Báo cáo cũng nhận định, phụ nữ có tỷ lệ đại diện tương xứng trong lực lượng lao động ở khu vực công của ASEAN, mặc dù họ phải đối mặt với những rào cản đáng kể để vươn tới các vị trí lãnh đạo cấp cao. Trong năm 2016, 47% vị trí việc làm trong khu vực công tại các nước ASEAN do phụ nữ đảm nhiệm. Tuy nhiên, chỉ có 10% các vị trí bộ trưởng tại những nước Đông Nam Á do phụ nữ nắm giữ so với tỷ lệ 28% ở các nước OECD. Tính trung bình, phụ nữ chiếm 20% số ghế trong quốc hội ở các nước ASEAN vào năm 2018, chỉ cao hơn 1,7 điểm phần trăm so với năm 2008.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2009 - 2016, tỷ lệ phụ nữ có việc làm trong tổng số việc làm vẫn ổn định ở mức 48,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ này của Việt Nam vẫn đứng cao nhất trong số các nước Đông Nam Á (trung bình khu vực là 42,7%). Trong cùng khoảng thời gian này, việc làm trong khu vực công do phụ nữ nắm giữ tăng từ 46% lên 48,1% và cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á năm 2016 là 46,9%. Việc có đại diện cân bằng trong khu vực công có thể đóng góp cho các chính sách và mục tiêu công bằng hơn.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/11: Ukraine ồ ạt rút lui khỏi Kurakhovo; Nga nêu điều kiện ngừng bắn ngay lập tức

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

Ấn Độ ‘mệt mỏi’ vì xung đột; Đức kêu gọi cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/11/2024: Ukraine nhận đạn dược kém chất lượng; Nga tấn công mọi mặt trận

Vì sao Nga siết chặt chính sách quản lý người nhập cư?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/11/2024: Ba Lan đàm phán ‘quan trọng nhất’ về Ukraine; Nga-Đức điện đàm giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/11: Lính Ukraine rút lui ồ ạt ở Kurakhove; Ukraine thiêu rụi kho đạn tại Kharkov

Toàn cảnh thế giới 15/11: Israel liên tục 'nã pháo' vào Beirut, Hezbollah sẵn sàng rút quân

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/11: Nga đã sẵn sàng đàm hoà; lính Ukraine đầu hàng tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 15/11: 1.000 lính Ukraine thương vong; Mỹ lần đầu xuất kích tấn công Houthi

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 35

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/11/2024: Cựu quan chức NATO nêu 3 nhượng bộ của Nga; ông Zelensky công bố kế hoạch mới

Kalashnikov giao loạt súng bắn tỉa Chukavin mới cho quân đội Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/11: Nga diệt tàn quân Ukraine ở Kursk; Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công Nga

Toàn cảnh thế giới 14/11: Nga ồ ạt 'không kích' bằng tên lửa, Israel không kích vào Beirut

Ấn Độ tìm kiếm cơ hội mới ở Trung Đông

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine 14/11/2024: New York Times cho rằng, Ukraine coi đảm bảo an ninh quan trọng hơn vấn đề lãnh thổ

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 14/11: Ukraine ‘sụp đổ’ tại Rovnopol, Nga ồ ạt tiến sâu vào Donbass

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc