Thứ tư 27/11/2024 09:44

Đồng Nai tập trung xây dựng mã vùng trồng, đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu

Ngành nông nghiệp Đồng Nai đang tập trung thực hiện hỗ trợ nông dân thực hiện cấp mã số vùng trồng cho các cây trồng chủ lực của địa phương.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói xuất khẩu cho những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 140 mã số vùng trồng xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Úc, New Zealand… với tổng diện tích hơn 25 nghìn ha. Riêng thị trường Trung Quốc có 103 vùng trồng với tổng diện tích hơn 25,2 nghìn ha các loại cây ăn quả như xoài, sầu riêng, chuối, chôm chôm, thanh long, mít…

Chuối được cấp mã vùng trồng ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói. Việc này nhằm tránh mạo danh mã số, đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh xây dựng 20 chuỗi liên kết tiêu thụ các loại nông sản xuất khẩu, trong đó có 100% diện tích cây trồng của các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh được cấp mã số vùng trồng.

Theo ngành nông nghiệp Đồng Nai, hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong và ngoài tỉnh rất quan tâm hợp tác với nông dân, hợp tác xã nhân rộng diện tích trồng để được cấp mã số vùng trồng để đáp ứng thị trường xuất khẩu trong năm 2023, đặc biệt là sẩu riêng.

Ông Trịnh Cao Khải, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ thương mại Xuân Lập (phường Xuân Lập, thành phố Long Khánh)- cho hay: Tham gia xây dựng mã số vùng trồng, các thành viên của hợp tác xã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc sầu riêng, nhất là kỹ thuật xử lý cho trái tròn đẹp. Xã viên rất an tâm vì đầu ra có doanh nghiệp bao tiêu với giá tốt.

Cũng khẳng định hiệu quả của việc xây dựng mã số vùng trồng xuất khẩu cho nông sản, bà Đặng Thị Thuý Nga, Giám đốc hợp tác xã Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc)- cho biết, nhờ được cấp mã số vùng trồng nên vụ thu hoạch năm nay hợp tác xã đang xuất khẩu rất tốt mặt hàng sầu riêng vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều đối tác rất quan tâm đến mặt hàng bưởi da xanh nên hợp tác xã đang tìm các vùng trồng bưởi xuất khẩu có chất lượng ổn định để cung cấp đi Trung Quốc.

Còn theo bà Hoàng Thị Mỹ Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Hòa Hạnh (xã Bàu Trâm, thành phố Long Khánh) chia sẻ, hiện công ty có 3 nhà máy đóng gói, sơ chế sầu riêng xuất khẩu. Trong đó, chỉ tính riêng nhà máy ở thành phố Long Khánh có công suất 150 tấn/ngày, thu mua khoảng 90 nghìn tấn sầu riêng/năm. Doanh nghiệp đã xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên để hướng dẫn người dân làm mã số vùng trồng nhằm đảm bảo sản lượng sầu riêng xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc cũng như các thị trường khó tính khác.

Được biết, định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai có thêm 73 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 6.448 ha. Trong đó, tiếp tục xây dựng thêm 22 mã số vùng trồng cho cây bưởi với diện tích gần 1,7 ngàn ha; 21 mã vùng trồng sầu riêng với hơn 1,5 ngàn ha; 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha, 4 mã số vùng trồng thanh long với diện tích 460ha.

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của các địa phương, qua đó góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch để hội nhập quốc tế.

“Mục tiêu của tỉnh không chỉ dừng lại ở việc duy trì và nhân rộng mã số vùng trồng cho các loại cây ăn trái chủ lực xuất khẩu với một quy trình chặt chẽ từ trồng, chăm sóc, kiểm dịch thực vật, mà ý nghĩa lớn hơn là tỉnh xây dựng được hình ảnh minh bạch, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng nông sản”- Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai Trần Lâm Sinh khẳng định.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: phát triển nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than