Đồng Nai: Mỏ đá Tân Cang 2 xả thải ''bức tử'' sông Buông?

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp, nhất là mỏ đá Tân Cang 2 vô tư xả thải khiến sông Buông, đoạn chảy qua phường Phước Tân (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) bị ô nhiễm nặng.
Đồng Nai: Công an vào cuộc vụ 112 hồ sơ đền bù có dấu hiệu tẩy xóa Vụ sửa hồ sơ bồi thường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Nghi có người nhà Bí thư phường Phước Tân? Đồng Nai: Điểm tên 3 doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn, nợ thuế hơn 65 tỷ đồng

Sông Buông ''kêu cứu''

Sáng 5/6/2024, phóng viên Báo Công Thương có mặt tại sông Buông, đoạn chảy qua địa bàn khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để ghi nhận thực trạng ô nhiễm như phản ánh của người dân.

Tại đây, theo quan sát của phóng viên, nước sông màu xám đục, đặc quện, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, ý kiến người dân cho rằng hoạt động khai thác của mỏ đá Tân Cang 2 (do Công ty Cổ phần Tân Cang quản lý, khai thác) đang xả thẳng trực tiếp nguồn nước thải từ quá trình thau rửa đá ra sông Buông.

Theo ghi nhận, nước thải từ mỏ đá đặc quánh, màu xám đục như 1 dòng suối chảy ồ ạt ra sông mà không qua bất cứ bể lắng hoặc hệ thống xử lý chất thải. Nước sông Buông màu đục sẫm khi pha nước thải đá từ mỏ đá Tân Cang 2 xả ra đã dần biến thành màu xám đục ngầu, bốc mùi hôi thối.

Đồng Nai: Mỏ đá Tân Cang 2 xả thải ''bức tử'' sông Buông?
Sông Buông đang chết dần vì ô nhiễm từ nhiều nguồn thải xả vào - (Ảnh: Nguyên Dũng).

Chị N.T.H (52 tuổi, ngụ phường Phước Tân) bức xúc: “Nước thải từ mỏ đá Tân Cang 2 xả trực tiếp ra sông Buông từ nhiều năm nay rồi mà không thấy cơ quan chức năng vào kiểm tra, xử lý. Chính quyền buông lỏng quản lý, doanh nghiệp cứ vô tư xả thải, sông Buông ngày càng ô nhiễm, chết dần”.

Ngoài nguồn nước thải thì đất cát, bụi đá ô nhiễm rửa trôi theo dòng nước xuống sông làm bồi lắng đáy sông, tạo thành từng lớp bùn đặc quánh, gây ô nhiễm sông Buông.

Theo phản ánh của người dân phường Phước Tân, tình trạng sông Buông ô nhiễm đã kéo dài nhiều năm nay, nhưng nặng nề nhất 2 năm trở lại đây. Ngoài nguồn thải từ mỏ đá Tân Cang 2 thì còn có nhiều nguồn thải khác từ các mỏ đá Tân Cang 1, Tân Cang 3, Tân Cang 4, Tân Cang 5… và các bãi tập kết cát, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dọc sông Buông xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.

Đồng Nai: Mỏ đá Tân Cang 2 xả thải ''bức tử'' sông Buông?
Mỏ đá Tân Cang 2 xả thải trực tiếp ra sông Buông vào sáng 5/6/2024 - (Ảnh: Nguyên Dũng)

Đặc biệt, dọc bên bờ sông Buông đoạn qua phường Phước Tân có nhiều cơ sở hoạt động lọc rửa đá, cát, kinh doanh bãi chứa vật liệu xây dựng, khiến cho dòng sông luôn bị ảnh hưởng ô nhiễm. Vào năm 2021, đoàn liên ngành của TP. Biên Hòa đã kiểm tra đột xuất các điểm tập kết vật liệu xây dựng dọc con sông này và phát hiện 7 doanh nghiệp, cơ sở tập kết vật liệu cát, đá không bảo đảm các quy định về môi trường.

Ông Lê Kim Hường, Chủ tịch UBND phường Phước Tân cho biết, hiện dọc sông Buông, đoạn qua phường này có 10 mỏ đá quy mô lớn được cấp phép khai thác với tổng diện tích hơn 400 ha. Trong đó, một số đơn vị, doanh nghiệp đã, đang trực tiếp và gián tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm sông Buông.

Cần xử lý nghiêm hành vi "bức tử" sông Buông

Trước tình trạng sông Buông ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, mới đây, đoàn liên ngành của TP. Biên Hòa đã kiểm tra đột xuất các điểm tập kết vật liệu xây dựng dọc con sông này.

Qua kiểm tra, phát hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở tập kết vật liệu cát, đá không bảo đảm các quy định về môi trường. UBND TP. Biên Hòa đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 140 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tài Nguyên Xanh Toàn Cầu về 2 hành vi rửa đá không có giấy phép môi trường theo quy định và xây lắp, lắp đặt thiết bị đường ống xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường sông Buông; đồng thời, đình chỉ hoạt động và buộc di dời cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch.

Đồng Nai: Mỏ đá Tân Cang 2 xả thải ''bức tử'' sông Buông?
Các điểm khai thác, tập kết cát xả thải cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Buông - (Ảnh: Nguyên Dũng)

Việc UBND TP. Biên Hòa xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước sông Buông, nhiều người dân phường Phước Tân cho rằng, việc ngăn chặn tình trạng ô nhiễm sông Buông là vấn đề cấp thiết.

Người dân kiến nghị, để cứu sông Buông, cần rà soát tất cả các nguồn xả thải gây ô nhiễm dòng sông, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm sông Buông.

Sáng 5/6/2024, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Kim Hường, Chủ tịch UBND phường Phước Tân cho biết, sắp tới đơn vị này sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, bãi cát, đá dọc sông Buông.

Đồng thời, tham mưu, đề xuất xử lý nghiêm các đơn vị có hành vi xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Những doanh nghiệp tái gây ô nhiễm môi trường sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét khởi tố nhằm tạo sự răn đe chung.

Nguyên Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm môi trường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 26/11/2024: Bắc Bộ trời chuyển rét, Trung Bộ mưa lớn

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11/2024: Các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 23/11/2024: Bắc Bộ nhiệt độ hạ thấp, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Biển Đông có gió Đông Bắc hoạt động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 22/11/2024: Miền Trung có mưa lớn

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Xem thêm