Chủ nhật 24/11/2024 14:32

Đồng hành và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu

Sở Công Thương Bình Định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tiếp tục duy trì sản xuất, tạo nguồn hàng chất lượng để đảm bảo quy mô cho xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đình Kha- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định

Những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới đã tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên với nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương, hoạt động xuất nhập khẩu của Bình Định được kỳ vọng sẽ từng bước phục hồi trong thời gian tới. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Kha- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định về vấn đề này.

PV: 7 tháng vừa qua, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Định đều giảm, xin ông cho biết nguyên nhân do đâu?

Ông Nguyễn Đình Kha: 7 tháng đầu năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2023 ước thực hiện 118 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Tính chung, 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 851,8 triệu USD, giảm 13% so cùng kỳ và đạt 53,2% so với kế hoạch năm 2023 (1.600 triệu USD).

Về kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2023 ước thực hiện 36,4 triệu USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ. Tính chung, 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 249,3 triệu USD giảm 8,6% so cùng kỳ và đạt 51,9% so với kế hoạch năm 2023 (480 triệu USD).

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: thủy sản, quặng và khoáng sản khác, sản phẩm từ chất dẻo, gỗ, sản phẩm gỗ đều giảm.

Nguyên nhân do đơn hàng các mặt hàng xuất khẩu này từ cuối năm 2022 đến quý II năm 2023 đều giảm, không có đơn hàng; giá giảm, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp chưa tìm được các đơn hàng mới; hàng tồn kho ở các nước cao, nhu cầu tiêu dùng xuống thấp.

Đồng thời, người dân các nước thắt chặt chi tiêu trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, tình hình xung đột tại các nước tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; tình hình lạm phát cao tại các nước như Mỹ, Anh, EU đã tác động đến nền kinh tế của Việt Nam, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cả nước nói chung và Bình Định nói riêng.

Xuất khẩu hàng hóa qua cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

PV: Trước những khó khăn đó, thời gian qua Sở Công Thương Bình Định đã có những hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu?

Ông Nguyễn Đình Kha: Ngay từ đầu năm, dự đoán được tình hình kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn nên Sở Công Thương tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. Trong đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh thành lập 3 Tổ công tác liên ngành của tỉnh (gồm các sở, ban ngành của tỉnh) do đại diện lãnh đạo Sở Công Thương làm Tổ trưởng các tổ, qua đó đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp, tham mưu UBND tỉnh xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Đồng thời, Sở Công Thương cũng đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thường xuyên cung cấp thông tin tình hình thị trường xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương cung cấp để thông tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hơn nữa, thông qua các hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng do Bộ Công Thương tổ chức với các cơ quan của Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, Sở Công Thương cũng kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng của tỉnh về nhu cầu thị trường xuất khẩu hàng hóa đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, cũng như các quy định mới của thị trường xuất khẩu.

Nhà máy sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại Cụm công nghiệp Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Sở cũng tổ chức các hội nghị, hội thảo thông tin tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định FTA thế hệ và thị trường của các nước cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm, mở rộng thị trường mới tiềm năng; tiếp tục củng cố, nắm vững các quy định để tận dụng các cơ hội, khắc phục những hạn chế, thách thức, khai thác, phát huy tối đa các lợi thế của các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP.... Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và phòng vệ thương mại.

PV: Để xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu những tháng cuối năm 2023 đạt đúng so với kế hoạch đề ra, Sở Công Thương có những giải pháp kiến nghị gì?

Ông Nguyễn Đình Kha: Tuy 7 tháng đầu năm hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng dự báo hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi tốt hơn vào nữa cuối năm nay do tồn kho hàng hoá tại các thị trường lớn, đặc biệt là tại Mỹ đã giảm đáng kể trong thời gian qua và các nhà nhập khẩu đang rục rịch đặt hàng trở lại. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do với những ưu đãi về thuế quan tiếp tục giúp cho hàng hoá của Việt Nam trở lên cạnh tranh hơn, mang đến những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ban ngành, trong đó có Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Định cũng đang triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương, hoạt động xuất nhập khẩu của Bình Định được kỳ vọng sẽ từng bước phục hồi trong thời gian tới.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và nỗ lực của các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của Bình Định được kỳ vọng sẽ từng bước phục hồi trong thời gian tới.

Sở Công Thương Bình Định sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc gặp gỡ, làm việc với doanh nghiệp để trao đổi về tình hình xuất khẩu, những khó khăn, vướng mắc và bàn biện pháp tháo gỡ để góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Điều hành tốt việc cung ứng đủ nguồn điện, nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo cho sản xuất phát triển ổn định, nhất là sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu; tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường để kịp thời cung cấp cho các hiệp hội, doanh nghiệp biết.

Thường xuyên theo dõi tình hình thị trường xuất nhập khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng do Bộ Công Thương tổ chức để kịp thời cập nhật cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, cũng như các quy định mới của thị trường. Đồng thời cung cấp thông tin các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan như các nước ASEAN để cung cấp cho thông tin cho doanh nghiệp.

Dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Kịp thời đưa ra các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường.

Ngoài ra, ngành Công Thương cũng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn để tiếp tục duy trì tập trung sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng để đảm bảo quy mô cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng, kết nối cung cầu, sản xuất theo chuỗi; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan thương vụ của Bộ Công Thương, thông tin từ Sở Công Thương trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website; tham gia các hội nghị hội thảo về các hoạt động thông tin phổ biến các Hiệp định FTA; tham gia hội chợ triển lãm hàng hóa gắn với các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp để thay đổi một cách căn bản hơn hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thực hiện: Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Định

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng