Thứ ba 26/11/2024 18:47

Đồng euro mất giá, xuất khẩu Việt lỗ đậm

Doanh nghiệp nhiều ngành xuất khẩu đang lo sốt vó vì nếu bán hàng thời điểm này thì chấp nhận lỗ nhưng không bán ra thì bị mất dần thị trường.

Nhiều ngành xuất khẩu đang lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì euro mất giá. Hàng bán thì lỗ, không bán thì nguy cơ mất thị trường.

“Không chỉ mỗi đồng euro mất giá mà tiền tệ của tất cả thị trường chính của xuất khẩu Việt Nam như Nhật, Nga, Úc, Hàn Quốc, Anh… đều mất giá so với đồng USD. Vì thế hàng nhập khẩu vào các thị trường này trở nên đắt đỏ hơn khi giá bán bằng USD không đổi. Nhiều nhà nhập khẩu của EU đã yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá bán, nếu không họ sẽ ngưng mua hàng. Điều này lý giải vì sao giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý I-2015 sụt giảm tới 23% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp (DN) nhiều ngành xuất khẩu khác của nước ta đang bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan” - ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, bày tỏ lo ngại.

Lỗ hoặc mất thị trường

Ông Lĩnh phân tích từ tháng 6-2014 đến nay, đồng euro mất giá 18%, bảng Anh 15%-16%, đôla Úc 20%-22%, rúp Nga 50%, yen Nhật 18%-20%, won Hàn Quốc 18%-22%. Những tháng đầu năm nay, muốn xuất khẩu được vào các thị trường trên, giá tôm Việt Nam buộc phải giảm.

“Một thực tế đáng buồn là không chỉ Việt Nam có tôm xuất khẩu để có thể tạo áp lực lại các thị trường này. Nếu ta không chịu hạ giá bán tôm thì họ mua tôm từ Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Ecuador...

Hiện nay giá tôm nguyên liệu của các nước này lại thấp hơn 2-3 USD/kg so với Việt Nam. Điều này buộc DN xuất khẩu tôm Việt Nam phải bán giá thấp hơn so với giá của nhà sản xuất chế biến. Giá nguyên liệu mua cao, giá đầu ra lại thấp, DN xuất khẩu chỉ có lỗ nặng” - ông Lĩnh chia sẻ.

Nói thêm về khó khăn này, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết EU, Nhật là những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Chắc chắn các DN xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn bởi việc đồng euro, yen rớt giá khi quy đổi ra USD. Đáng nói là đồng USD tăng cao so với tiền tệ của các nước khác trong khi tỉ giá USD/VNĐ lại không đổi. Vì vậy nếu hàng xuất khẩu của các nước này phải hạ giá bán thì DN vẫn có lợi nhuận. Điều này dẫn tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang hai thị trường chính EU và Nhật vốn đã sụt giảm từ năm trước nay lại càng khó khăn. Tình hình trên cũng diễn ra đối với các mặt hàng cà phê, rau quả, đồ gỗ, chè... xuất khẩu.

Nên đa dạng khách hàng

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng, cho rằng hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của công ty xuất khẩu sang EU mỗi năm. Tuy nhiên, DN lại bị ảnh hưởng không lớn khi tỉ giá đồng euro mất giá.

Theo ông Đạo, chẳng có giải pháp nào có thể thay đổi cục diện thị trường lúc này mà chính là chính sách thị trường của DN phải có sự đa dạng. Ví dụ, trong thị trường châu Âu, dù chiếm 50% tổng sản lượng hàng xuất khẩu của DN nhưng khách hàng của DN ở thị trường này đa dạng, không tập trung vào một khách hàng. DN phân bổ đều lượng hàng ký kết với các khách hàng, vì thế khi khách hàng này ép giá, mình bán không được thì vẫn còn những khách hàng khác chấp nhận.

Ông Nguyễn Quang Bình cho biết thời điểm này DN xuất khẩu cà phê đã ký hợp đồng thì nên đề nghị với đối tác không giao hàng nữa mà thanh lý hợp đồng và đền tiền cho nhà nhập khẩu. Khoản tiền đền được tính là mức chênh lệch giữa mức giá khi ký hợp đồng so với giá thời điểm.

Một số chuyên gia khác thì cho rằng tình trạng tiến thoái lưỡng nan kéo dài sẽ dẫn đến xuất khẩu nhiều ngành sụt giảm mạnh trong năm nay, DN thua lỗ, nông dân giảm sản xuất. Nên chăng có chính sách tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các ngành sản xuất xuất khẩu để DN có thể giảm giá chi phí, có sức cạnh tranh.

Xuất khẩu nông sản giảm mạnh

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước trong quý I-2015 đạt hơn 6,1 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, hồ tiêu, cà phê, điều, cao su…) đạt 2,9 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ.

Theo Pháp luật TP HCM

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch