Thứ năm 28/11/2024 13:04

Đóng điện dự án trạm biến áp 220kV Cam Ranh

Ngày 30/10/2022, Ban QLDA các công trình điện miền Nam (SPMB) đã hoàn thành đóng điện dự án trạm biến áp 220kV Cam Ranh

Hai dự án được hoàn thành thành gồm: Dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh và Dự án lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Cam Ranh.

Dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh là loại công trình năng lượng cấp I, nhóm B do, Dự án lắp máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Cam Ranh là dự án năng lượng cấp I, nhóm C do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia làm chủ đầu tư, SPMB quản lý điều hành dự án, Công ty Truyền tải điện 3 tiếp nhận vận hành.

Dự án được xây dựng tại xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đường dây 220kV đấu nối dài đi qua các xã Cam Thành Bắc, Cam Hiệp Nam và Cam An Bắc thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh

Dự án có quy mô xây dựng mới trạm biến áp 220/110/22kV có quy mô lắp đặt 2 máy biến áp 250MVA, giai đoạn 1 lắp đặt 1 máy biến áp. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng điện trong khu vực và những yêu cầu giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực nên EVNNPT giao SPMB triển khai dự án lắp máy biến áp thứ 2 ngay trong giai đoạn này. Ngoài ra, dự án triển khai các hạng mục khác phía 110kV và 22kV trong trạm.

Phần đường dây đấu nối xây dựng mới đường dây 220kV gồm 4 mạch, có tổng chiều dài 9,4 km để đấu nối TBA 220kV Cam Ranh chuyển tiếp trên đường dây 220kV Nha Trang – Tháp Chàm hiện hữu và đường dây 220kV Nha Trang – Tháp Chàm đang xây dựng.

Trong quá trình triển khai, dự án gặp rất nhiều thách thức như dịch COVID-19 tác động, giá vật tư thiết bị tăng cao, cùng với đó gặp rất nhiều vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng, thay đổi nhân sự lãnh đạo của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và nỗ lực của Ban QLDA, các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý vận hành và các Trung tâm điều độ dự án hoàn thành đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Việc hoàn thành Dự án Trạm biến áp 220kV Cam Ranh và phần đường dây đấu nối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện cho huyện Cam Lâm nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Dự án đồng thời giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận lên hệ thống điện Quốc gia; tăng cường độ tin cậy, khả năng truyền tải của lưới điện; giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số