Đối ngoại đa phương: Trọng tâm của hội nhập kinh tế

Ngày 8/8/2018, lần đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành một văn bản định hướng chiến lược, đó là Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, trong đó, chỉ đạo triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại đa phương trên các lĩnh vực, với trọng tâm là hợp tác kinh tế. 

Đẩy mạnh liên kết

Liên kết kinh tế đa phương đã trở thành một kênh quan trọng để Việt Nam mở cửa, hội nhập, gắn kết ngày càng chặt chẽ với kinh tế khu vực và toàn cầu; thu hút đầu tư nước ngoài, áp dụng nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; tranh thủ hỗ trợ phát triển, kinh nghiệm, trình độ quản lý của các nước, tổ chức khu vực, quốc tế...

doi ngoai da phuong trong tam cua hoi nhap kinh te
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm gian hàng Việt Nam tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất

Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa phương trên mọi cấp độ, từ cơ chế toàn cầu như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)…; liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC),… và khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển châu Á (AIIB)…

Theo đại sứ Dương Chí Dũng - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneve (Thụy Sỹ), từ năm 2016 đến nay, điều dễ nhận thấy là Việt Nam đã và đang dần chuyển từ việc chủ động tham gia các hoạt động đối ngoại đa phương trên thế giới sang giai đoạn tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, định hình, dẫn dắt thể chế đa phương ở khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Kết quả nổi bật nhất là tổ chức thành công Năm APEC 2017 với những đóng góp quan trọng mang dấu ấn Việt Nam, qua đó thúc đẩy lợi ích và nâng cao vai trò, vị thế của đất nước; năm 2018, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN)… Những thành công trên sẽ tạo đà cho các hoạt động đối ngoại, hợp tác thời gian tới...

Chặng đường mới…

Năm 2018 đánh dấu một chặng đường mới trong hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đưa nước ta chuyển từ giai đoạn hội nhập, tham gia sang giai đoạn liên kết kinh tế sâu rộng.

Hiện, Việt Nam đã triển khai 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuẩn bị hoàn tất, ký kết, phê chuẩn và thực hiện 6 FTA khác, qua đó thiết lập mạng lưới FTA với gần 60 đối tác, trong đó bao gồm hầu hết các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

Năm vừa qua cũng là thời điểm Việt Nam hoàn thành lộ trình triển khai cam kết gia nhập WTO, cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), bắt đầu thực thi các cam kết FTA khác với mức độ cắt giảm thuế quan sâu rộng. Việc Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); hướng tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với các cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao và mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đã đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế khu vực.

Đặc biệt, việc ban hành Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định mạnh mẽ chủ trương của Việt Nam trong triển khai đối ngoại đa phương giai đoạn tới với tư cách là thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể.

Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, diễn ra tháng 8/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công việc trọng tâm thời gian tới là tiếp tục triển khai và phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC Việt Nam 2017; phối hợp với các đối tác thực hiện các sáng kiến Việt Nam đưa ra và đã được APEC thông qua. Việt Nam cần thể hiện vai trò xứng đáng trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc an ninh khu vực, chuẩn bị các điều kiện để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020; tiếp tục tham gia tích cực trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đẩy mạnh vận động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và hoàn thành tốt trọng trách này.

doi ngoai da phuong trong tam cua hoi nhap kinh te
Các diễn giả tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ WEF ASEAN2018

Nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga cũng bày tỏ: "Tôi mong muốn trong thời gian tới, chúng ta sẽ tạo được những mốc son mới trong bức tranh đối ngoại Việt Nam, như: Thành công trong cuộc bầu cử do Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 6/2019; đảm nhiệm tốt cương vị thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; đảm nhiệm xuất sắc cương vị Chủ tịch ASEAN 2020; đề xuất và tham gia những sáng kiến mới phát huy vai trò của ngoại giao phục vụ phát triển, góp phần thu hút, huy động nguồn lực vốn, công nghệ, tri thức từ bên ngoài phục vụ xây dựng đất nước, cũng như chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Việt Nam; góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc, không để ai tụt lại phía sau".

Tin rằng, với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao trong khu vực và quốc tế. Với nỗ lực và sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các bộ, ban, ngành, địa phương cũng như sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, đối ngoại đa phương Việt Nam tiếp tục được triển khai hiệu quả và đóng góp quan trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước giai đoạn tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Lấy chủ trương đối ngoại đa phương làm trọng tâm để xây dựng một nền kinh tế tự chủ, nâng cao sức mạnh nội sinh của quốc gia; kiên định với đường lối hội nhập chủ động, có biện pháp thích ứng với tác động đa chiều; chú trọng xuất khẩu, thu hút chọn lọc đầu tư nước ngoài có chất lượng cao… Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần chủ động và sáng tạo hơn; đi nhanh, đi xa, đi về đích cần phải đi cùng nhau, phải đi với các quốc gia khác trong dòng chảy hợp tác, thương mại đa phương, cân bằng.
Thu Hằng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 7/5/2024: Israel quyết đánh Rafah; chi tiết thỏa thuận ngừng bắn được Hamas tiết lộ với việc thả 33 con tin trong vòng 42 ngày tới
Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Việt Nam - Brazil: Hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD

Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani nhấn mạnh, Việt Nam - Brazil đã nhất trí nỗ lực hướng mục tiêu tăng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2030.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/5/2024: Italia phản đối NATO can thiệp vào xung đột Ukraine, không cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 6/5/2024: Giám đốc CIA khẩn cấp tới Qatar đàm phán ngừng bắn; Mỹ tạm dừng chuyển vũ khí cho Israel.
Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước vận tải Á - Âu tăng cao do nhu cầu tăng cao

Giá cước giao ngay đang tăng nhanh và đây có thể chỉ là khởi đầu do nhu cầu mạnh hơn dự kiến và công suất bị hấp thụ bởi sự chuyển hướng ở Biển Đỏ.

Tin cùng chuyên mục

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Giá ca cao toàn cầu tăng cao ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản xuất socola

Sự tăng vọt gần đây của giá ca cao toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung đang ảnh hưởng đến các công ty socola trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói

Chiến sự Israel-Hamas ngày 6/5/2024: Israel không kích Rafah; Dải Gaza đối mặt với nạn đói khi các chuyến hàng cứu trợ bị Quân đội Israel ngăn cản và làm khó.
Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 6/5/2024: Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025; Nga kiểm soát thêm làng chiến lược ở Donetsk.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 5/5/2024: Hamas đáp trả về thỏa thuận ngừng bắn; Liên Hợp Quốc tuyên bố nạn đói ở Dải Gaza.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas đàm phán thất bại?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 5/5/2024: Israel và Hamas kết thúc đàm phán không đạt kết quả? Nhiều thông tin từ vòng đàm phán cho thấy các bên không nhượng bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine sẽ yêu cầu phương Tây gửi quân tham chiến?
Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.
Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh vừa đưa ra quyết định sẽ nới lỏng những hạn chế mua nhà ở của người dân thành phố này, trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đang khó khăn.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn lệnh ngừng bắn 120 ngày; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái sau khi làn sóng biểu tình lan rộng ở Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột ''khó có thể kết thúc sớm''

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột “khó có thể kết thúc sớm”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Tham dự, phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động