Chủ nhật 17/11/2024 10:22

Đổi mới quy trình quản lý các nhiệm vụ khoa học

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - Bộ Công Thương, công tác triển khai xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2022 đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao tính chủ động, chất lượng của các nhiệm vụ.

Trong năm 2021, công tác quản lý KH&CN tiếp tục được đổi mới về hình thức và quy trình tổ chức thực hiện. Cụ thể, Vụ KH&CN đã tập trung: Cải tiến, chuẩn hóa quy trình, thủ tục xử lý công việc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu; từng bước tạo được sự đồng bộ và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động KH&CN của Bộ. Đồng thời, xây dựng kế hoạch KH&CN năm 2022 đã được vụ thực hiện theo đúng tiến độ.

Ưu tiên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm

Triển khai thực hiện Quyết định số 196/QĐ-BCT về việc đặt hàng nhiệm vụ KH&CN năm 2021 tham gia “Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025”, thực hiện Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”, gồm có 16 nhiệm vụ mới và 14 nhiệm vụ chuyển tiếp; Quyết định số 1097/QĐ-BCT về việc đặt hàng nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ năm 2021, gồm 167 đề tài và 10 dự án sản xuất thử nghiệm mở mới từ năm 2021, Vụ KH&CN đã tổ chức ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo quy định.

Công tác rà soát, hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ ký hợp đồng KH&CN được đổi mới theo hướng quản lý tập trung, tăng cường công tác giám sát, đôn đốc, qua đó đã nâng cao được chất lượng của các hồ sơ và tiến độ ký hợp đồng. “Để đảm bảo các nhiệm vụ KH&CN do Bộ Công Thương giao các đơn vị chủ trì được thực hiện theo đúng tiến độ, chất lượng đặt hàng, vụ đã tham mưu Lãnh đạo Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; đồng thời tăng cường theo dõi, giám sát quá trình triển khai” - đại diện Vụ KH&CN cho biết.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, vụ đã trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Quyết định thành lập đoàn kiểm tra định kỳ đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp Bộ có quy mô lớn, có ứng dụng tại doanh nghiệp. Đối với các nhiệm vụ có thời gian hoàn thành trong năm 2021, việc tổ chức nghiệm thu thực hiện theo đúng quy định hiện hành; trong đó cân nhắc tới điều kiện của tình hình dịch Covid-19 để tổ chức họp trực tuyến hoặc kéo giãn thời gian đối với nhiệm vụ cần họp trực tiếp (đánh giá, kiểm tra sản phẩm).

Về công tác triển khai xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2022 đã được điều chỉnh theo hướng nâng cao tính chủ động, chất lượng của các nhiệm vụ; gia tăng kinh phí phân bổ trên mỗi nhiệm vụ, nhằm đầu tư nguồn lực KH&CN có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.

Cùng với đó, trong năm 2022, Vụ KH&CN tiếp tục tổ chức xây dựng, hoàn thiện để trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức triển khai các chương trình, đề án KH&CN trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2021-2030 gắn với định hướng phát triển của một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như: Chương trình KH&CN trọng điểm trong lĩnh vực cơ khí 2021 - 2030; Chương trình KH&CN trọng điểm về năng lượng giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình trọng điểm về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030…

Năm 2022, Vụ KH&CN tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng hệ thống thông tin kết nối với các đơn vị chủ trì nhiệm vụ, kết nối với hệ thống thông tin KH&CN quốc gia để nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong thực hiện các nhiệm KH&CN.
Nga Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy