Thứ sáu 29/11/2024 11:22

Đối mặt áp lực kép, xuất khẩu dệt may vẫn có khả năng về đích đúng hẹn

Dù đơn hàng và đơn giá giảm mạnh, giá đồng USD tăng cao khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi nhưng vẫn có cửa cho xuất khẩu dệt may về đích đúng hẹn.

Doanh nghiệp đối mặt áp lực kép

Theo số liệu thống kê, tháng 9 xuất khẩu của ngành dệt may đã giảm rõ rệt, tới 11,7% so với tháng 8, đạt 4 tỷ USD. Tại một số thị trường xuất khẩu lớn của ngành đã giảm ngay trong tháng 8, như Mỹ giảm 3%, EU giảm 3,2% và tiếp tục đà suy giảm.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay: Tình hình trong quý IV/2022 của ngành dệt rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang thiếu đơn hàng. Hiện chỉ những doanh nghiệp có khách hàng truyền thống đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm, thậm chí cho đầu năm 2023 còn lại hầu hết đang loay hoay tìm nguồn cầu, tình hình này có thể kéo dài đến hết quý I/2023. Cùng đó, đơn giá sụt giảm, nhiều khách đặt hàng đưa ra mức giá chỉ đạt 50%, thậm chí 40% so với mức bình thường.

Thông tin này cũng đã được SSi Research đưa ra: Số lượng đơn đặt hàng của các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước quý IV/2022 đã thấp hơn 25 - 50% so với quý II/2022. Tình trạng này nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Mỹ và EU. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều.

Một số doanh nghiệp ngành dệt may đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho quý I/2023, tuy nhiên lượng đơn hàng nhận được vẫn còn rất xa so với công suất hoạt động. Hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Ngay cả những đơn hàng gia công, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công hiện cũng đang bị ép giá.

Những khó khăn trên được xác định là do những thị trường xuất khẩu chính của ngành như Mỹ, EU lạm phát rất cao, cao nhất trong nhiều thập kỷ gần đây lên tới 6-7%, có thời điểm lên tới 9-10% đã ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của người dân. Xung đột Nga- Ucraina gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, theo thống kê, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga chiếm 90-95% tổng kim ngạch trong khu vực này và hiện đang âm 40-42% so với năm trước.

Đối mặt áp lực kép, xuất khẩu dệt may vẫn có khả năng về đích đúng hẹn

Một nguyên nhân nữa, sau thời gian dịch bệnh kéo dài khách hàng đặt lượng hàng rất lớn, nhất là từ quý IV/2021 đến giữa năm, thậm chí hết tháng 7/2022. Lượng hàng lớn lại gặp thời điểm kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, tiêu thụ giảm rõ rệt đã khiến tồn kho tăng lên.

Ông Trương Văn Cẩm cũng cho biết: Cùng với tình trạng sụt giảm đơn hàng, biến động tỷ giá cũng đang tác động nhiều chiều lên doanh nghiệp dệt may. Đồng USD tăng cao so với đồng nội tệ của Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu thu về USD và quy đổi sang nội tệ có lợi, ở chiều ngược lại doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang bất lợi. Đáng nói, ngành dệt may Việt Nam hiện đang nhập khẩu với tỷ lệ khá lớn nguyên phụ liệu, nhất là vải.

Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Mình từng chia sẻ: Là doanh nghiệp xuất khẩu nhưng vẫn nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, tỷ giá tăng cũng gây nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp dệt may. Và doanh nghiệp không thể vui bởi giá nguyên phụ liệu nhập khẩu liên tục tăng mạnh khiến phần lãi chênh lệch từ tỷ giá hầu như không đáng kể.

Vẫn có cửa sáng để về đích đúng mục tiêu

Trước áp lực kép và tình hình thị trường được dự báo sẽ khó khăn sang tận quý I/2023 nhưng ông Trương Văn Cẩm vẫn cho rằng: 9 tháng xuất khẩu của ngành dệt may ước tăng 21%, đạt trên 35 tỷ USD, bình quân đạt 3,8-3,9 tỷ USD/tháng. Nếu thị trường vẫn duy trì trạng thái xấu như hiện nay, ngành dệt may cũng có thể xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD/tháng. Như vậy đến cuối năm, ngành vẫn đạt vẫn có thể đạt mục tiêu 43,5-44 tỷ USD, thậm chí nếu tình hình được cải thiện có thể đạt cao hơn chút.

Về những yếu tố khó đang tạo sức ép lên doanh nghiệp, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam lưu ý: Doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, lựa chọn đơn hàng phù hợp, duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động trong thời gian trước mắt. Không nên quá lo lắng ký đơn hàng dài hạn với giá thấp.

Trong điều kiện hiện nay, có nhiều giải pháp doanh nghiệp có thể áp dụng, như: Cho người lao động nghỉ phép, giảm giờ làm thêm, đào tạo người lao động. Doanh nghiệp tận dụng thời gian triển khai các chương trình theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như xanh hoá, số hoá- đây là xu hướng tất yếu, khi có thời gian nên sớm thực hiện. Liên kết với nhau để chia sẻ đơn hàng và giữ chân khách hàng. Đối thoại với đối tác để chia sẻ khó khăn, xây dựng mối quan hệ lâu dài, tin cậy.

Về phía Nhà nước, ông Trương Văn Cẩm, đề xuất: Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm xác định không gian phát triển, có thể xây dựng khu công nghiệp dệt may lớn có khu xử lý nước thải và đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cho may xuất khẩu.

Giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách hiệp hội đã kiến nghị về thuế đối với vải trong nước để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đẩy nhanh triển khai gói hỗ trợ 35.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện tốt cho phát triển sản xuất, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Tình trạng khó khăn như hiện nay chỉ kéo dài đến hết quý I/2023, mục tiêu cho năm 2023 của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 47- 48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu; trường hợp khó khăn kéo dài đến giữa năm, mục tiêu đạt khoảng 46 tỷ USD.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm