Thứ bảy 16/11/2024 06:22

Doanh nghiệp vận tải hành khách gồng gánh nợ, nguy cơ phá sản cận kề

Khi tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hoạt động kinh doanh vận tải khách trong hơn 1 năm qua đã lao đao, nếu tiếp tục kéo dài nhiều doanh nghiệp không thể cầm cự trước bờ vực phá sản. Hàng loạt doanh nghiệp vận tải hành khách đang khóc ròng chờ nguồn chính sách hỗ trợ để “hồi sinh”.

Càng chạy càng lỗ

Tác động của dịch Covid-19 nặng nề nhất không thể không kể đến ngành vận tải hành khách khi nhiều tỉnh thành liên tục áp dụng các yêu cầu hạn chế đi lại của Chính phủ. Hàng loạt hãng xe khách chạy tuyến cố định bất động nhiều tháng trời.

Là một doanh nghiệp 100 xe khách nhưng từ đầu tháng 5 đến nay, hãng xe Sao Việt (thuộc đơn vị sở hữu là Công ty TNHH Minh Thành Phát), chuyên chạy tuyến Lào Cai - Hà Nội phải dừng hoạt động gần như toàn bộ vì không có khách, chỉ có vài xe chạy để duy trì tuyến.

Theo ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty cho biết: Hiện chúng tôi chỉ duy trì 2-3 xe chạy. Mỗi chuyến thu được khoảng 2 triệu đồng, trong khi chi phí vận hành tốn tới 7,5 triệu đồng. Cứ chạy là lỗ, mà không chạy thì mất khách. Mỗi tháng chúng tôi phải bù lỗ hàng tỉ đồng để duy trì tuyến, thuê trụ sở, trả nợ ngân hàng và thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.

“Doanh nghiệp đang đau đầu tìm cách trả khoản nợ và lãi gần 1 tỉ đồng cho ngân hàng do chính sách giãn nợ hỗ trợ Covid-19 đã hết hiệu lực. Hiện doanh nghiệp đã cạn quỹ dự phòng để gồng gánh, nếu các ngân hàng tiếp tục truy nợ, thu lãi, khả năng phải đem xe gán nợ, tuy nhiên, giờ muốn bán cũng khó” – ông Bằng cho hay.

Cùng cảnh, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Du lịch Đồng Lợi (Hà Nội) cho biết, nguy cơ phá sản đang dần hiện hữu. Công ty đã phải cắt giảm nhân công, cắt giảm gần 80% số phương tiện chạy tuyến cố định để tiết giảm chi phí vậy mà thu vẫn không đủ bù chi.

Hàng loạt doanh nghiệp vận tải hành khách đang khóc ròng chờ nguồn chính sách hỗ trợ để “hồi sinh”

Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) thông tin, khi chưa có dịch, tần suất xe xuất bến khoảng 800 lượt/ngày, hiện chỉ còn khoảng 350 lượt xe/ngày, nhưng rất vắng khách. Nếu dịch Covid-19 cứ kéo dài, cả doanh nghiệp vận tải và bến xe đều lâm vào bước đường cùng.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh vận tải bằng ô tô thuộc nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thống kê cho hay, xe khách chở khách tuyến cố định chỉ đạt khoảng 30% so với trước dịch, số xe nằm chờ tai bãi không hoạt động là trên 50%. Xe buýt sản lượng và doanh thu ước đạt 45 - 50% so với trước dịch. Trong khi, xe du lịch đạt khoảng 10 - 15% so với trước dịch, hầu hết số xe phục vụ du lịch phải nằm chờ tại bãi không hoạt động. Còn xe vận chuyển khách hợp đồng chỉ chạy 20 - 30%.

“Sản lượng, doanh thu trong vận tải hành khách trong 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 20 - 30% so với trước dịch. Dù có doanh thu thì vẫn lỗ rất nặng vì chi phí cho những xe hoạt động không giảm theo doanh thu mà còn tăng lên do giá nhiên liệu liên tục điều chỉnh tăng đồng thời tiếp tục phải thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh,” ông Quyền cho hay.

Không riêng vận tải ô tô khách đứng trước bờ vực phá sản, hoạt động của đường sắt cũng lỗ nặng, có nguy cơ dừng hoạt động. Theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR): Năm 2020, hoạt động sản xuất - kinh doanh của tổng công ty chịu tác động nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và bão lũ nên sản lượng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng 81% so với năm 2019 và lỗ 1.300 tỉ đồng. Sang năm 2021, hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục ảnh hưởng bởi các khó khăn trên. Sáu tháng đầu năm, doanh thu của VNR ước đạt 77% cùng kỳ năm 2020 và bằng 53% năm 2019 khi chưa có dịch Covid-19. Dự kiến năm 2021, VNR lỗ 942 tỉ đồng.

Để tránh nguy cơ dừng hoạt động do kinh doanh thua lỗ vì ảnh hưởng dịch Covid-19, ông Quyền cho biết, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang kiến nghị với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cụ thể, xin vay 800 tỉ đồng không tính lãi nhằm tránh nguy cơ dừng hoạt động do kinh doanh thua lỗ vì ảnh hưởng dịch Covid-19.

“Dự kiến 2 năm lỗ hơn 2.200 tỉ đồng nhưng VNR chỉ dám vay 800 tỉ đồng là mức tối thiểu để duy trì dòng tiền hoạt động, cố gắng cầm cự với tính toán các chi phí thấp nhất, vì dù vay không lãi vẫn phải trả nợ" - Chủ tịch VNR bày tỏ.

Cần chính sách dài hơi

Chia sẻ khó khăn mà các doanh nghiệp vận tải khách hiện nay, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, hầu hết doanh nghiệp vận tải không thực hiện được các thủ tục để xin hỗ trợ vì không thể đáp ứng đủ các điều kiện đặt ra. Để “cứu” cho các doanh nghiệp, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tiếp tục đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan có các cơ chế, chính sách hỗ trợ dài hơi để giúp các doanh nghiệp vận tải vượt qua khó khăn hiện nay.

Đặc biệt, lãnh đạo Hiệp hội cho rằng, chính sách hỗ trợ cần cụ thể hoá với các ngành với mức độ khó khăn khác nhau, ngành nào khó khăn hơn thì mức hỗ trợ cao hơn để tránh hỗ trợ dàn trải, ví dụ ngành vận tải hàng hóa chịu tác động ít hơn vận tải hành khách. Đặc biệt, Chính phủ cần giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải về 0% trong năm 2021 và có gói vay ưu đãi đặc biệt để hỗ trợ đơn vị vận tải.

Trước kiến nghị của các hiệp hội, theo Thông tư 47 vừa được Bộ Tài chính ban hành, phí sử dụng đường bộ nằm trong 30 loại phí, lệ phí được giảm từ đầu tháng 7 đến hết năm nay để hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, Bộ sẽ giảm 30% phí đường bộ cho xe chở người, xe buýt kinh doanh vận tải so với mức quy định tại Thông tư 293 năm 2016.

Đối với ngành đường sắt, ông Mai Thành Phương, Chủ tịch Công đoàn Đường sắt Việt Nam bày tỏ, Chính phủ cần có gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Năm 2020, người lao động đường sắt không được hưởng gói hỗ trợ của Chính phủ vì điều kiện kèm theo là doanh nghiệp phải không có doanh thu. Trong khi đó, dù doanh nghiệp vận tải đường sắt vẫn có doanh thu nhưng lỗ hàng trăm tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cùng với kiến nghị được vay ưu đãi, VNR cũng kiến nghị có các chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động khối vận tải đang bị mất việc và thiếu việc làm vì dịch Covid-19. Đồng thời, tiếp tục áp dụng chính sách giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư theo Thông tư 12/2021 cho các năm tiếp theo để giảm khó khăn cho doanh nghiệp vận tải đường sắt. Theo đó, mức thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được xác định là 4% trên doanh thu, thay vì 8% như trước đây.

Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Vàng chuẩn bị giảm mạnh nhất trong 3 năm qua

Hội đồng Vàng Thế giới nhận định gì về triển vọng thị trường vàng?

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Giá vàng chiều nay 15/11/2024: Vàng nhẫn bất ngờ tăng trở lại

Thị trường thời trang cuối năm ‘ế ẩm’, tiểu thương ‘chật vật’ tìm khách

Giá vàng miếng SJC 'giậm chân tại chỗ', nhà đầu tư vàng cần lưu ý những gì?

Giá lúa gạo hôm nay ngày 15/11: Gạo thơm chào giá cao, giao dịch lai rai

TP. Hồ Chí Minh: Người tiêu dùng băn khoăn khi chọn mua máy lọc không khí

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 15/11/2024: Đồng Yen Nhật kéo dài chuỗi ngày suy yếu

Giá heo hơi hôm nay 15/11/2024: Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Giá bạc hôm nay 15/11/2024: Bạc thế giới tiếp tục giảm 0,5%

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Đồng loạt giảm, trung bình 138.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 15/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay 15/11/2024: Đồng USD giao dịch ở mức cao nhất năm

Giá xăng dầu hôm nay 15/11/2024: Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Vàng giảm sâu nhất trong 2 tháng

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Giá xăng dầu hôm nay ngày 14/11/2024: Giá xăng dầu quay đầu giảm

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Tiếp tục bốc hơi