Chủ nhật 10/11/2024 12:34

Doanh nghiệp trước xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng: Không chuẩn bị kỹ, dễ gặp bất trắc

Những bất trắc đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam khó tránh khỏi nếu không có sự chuẩn bị, ứng phó kịp thời trước xu hướng bảo hộ thương mại đang gia tăng.

Đây là chia sẻ của Luật sư Trần Lan Phương - Công ty Luật TNHH Đa Phương - với phóng viên Báo Công Thương.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đang tăng trưởng tích cực đồng nghĩa các vụ điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ gia tăng như chống bán phá giá, tự vệ… Bà có thể cho biết một số đánh giá về tình trạng này?

Với 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia giúp hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã có 214 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Riêng trong nửa đầu năm, đã có 12 vụ việc điều tra mới đối với các sản phẩm sắt, thép, tủ gỗ, pin năng lượng mặt trời. Những con số này cho thấy, đây là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi chúng ta đã và đang tham gia vào một “cuộc chơi” thương mại toàn cầu, phải liên tục cập nhật chính sách, thủ tục, quy định và thông lệ quốc tế về phòng vệ thương mại để ứng phó hiệu quả.

Luật sư Trần Lan Phương - Công ty Luật TNHH Đa Phương

Dự báo, những vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng. Vấn đề này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp, ngành hàng thực sự quan tâm và chỉ khi xảy ra những vụ kiện liên quan đến sản phẩm của mình mới bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ của cơ quan chức năng cũng như chuyên gia tư vấn. Phòng vệ thương mại là lĩnh vực tương đối phức tạp trong khi nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế. Thực tế này đang gây ra tình trạng “khó chồng khó” với doanh nghiệp trong nỗ lực tiếp cận thị trường toàn cầu. Thời gian tới, các rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là khó tránh khỏi nếu không có sự chuẩn bị ứng phó kịp thời.

Vậy theo bà, để ứng phó hiệu quả các vụ việc, cần có những khuyến nghị nào tới doanh nghiệp, ngành hàng?

Trong thương mại quốc tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là ba cột trụ của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nước khác. Theo đó, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, nắm rõ về biện pháp này để tránh các bất lợi trong quá trình bị điều tra. Tìm hiểu quy trình thủ tục cũng là cách để doanh nghiệp chủ động đối diện với sự việc khi thực sự xảy ra.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sẵn sàng chuẩn bị chứng từ, kế toán theo chuẩn quốc tế để chứng minh khi vụ kiện được khởi xướng; nhận biết về sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại các thị trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của chúng, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện; tính toán đến khả năng bị kiện khi xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lý khi không phòng ngừa được. Doanh nghiệp không nên e ngại mà cần chủ động tham gia vào các vụ việc phòng vệ thương mại, bởi đây cũng chính là một kênh công bố thông tin và tiếp cận thị trường hiệu quả; khai thác triệt để các bản tin cảnh báo từ các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương trong nhóm ngành hàng. Để phòng tránh nguy cơ bị kiện và/hoặc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, doanh nghiệp cần đồng thời thực hiện các biện pháp mang tính chính sách và áp dụng biện pháp kỹ thuật liên quan.

Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp sử dụng công cụ phòng vệ thương mại

Về phía cơ quan quản lý, cần cải thiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ lợi ích chính đáng như thế nào, thưa bà?

Chúng tôi đánh giá cao việc Bộ Công Thương khá tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý. Bộ Công Thương đã định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo để thông tin cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp và những bên liên quan khác. Đây là một trong những cơ sở thông tin rất quan trọng giúp các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp không bị động trước các vụ việc điều tra của thị trường xuất khẩu.

Mặc dù vậy, nhận thức về phòng vệ thương mại, đặc biệt tại các địa phương, nhiều ngành hàng còn hạn chế. Do vậy, cơ quan chức năng, Bộ Công Thương cần tăng cường tuyên truyền về lĩnh vực này hiệu quả hơn để nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại, ứng phó với các vụ kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam như gỗ, dệt may, thủy sản, sắt, thép…

Ngoài ra, do phần lớn doanh nghiệp là vừa và nhỏ, trong khi lĩnh vực phòng vệ thương mại phức tạp, mang tính pháp lý cao, đòi hỏi nhiều nguồn lực để xử lý…, vì thế, cần đẩy mạnh công tác định hướng, đào tạo, kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và ứng phó với các tình huống trong phòng vệ thương mại. Mặt khác, các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện để phù hợp với xu hướng kiện phòng vệ thương mại của nền kinh tế…

Xin cảm ơn bà!

Bảo Thoa (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Ông Trần Ngọc Năm: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã thể hiện tinh thần theo cơ chế thị trường

Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về 'sức khoẻ' của doanh nghiệp