Thứ hai 18/11/2024 19:19

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thêm bệ phóng

Năm 2017, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt giá trị 217.382 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2016 (7,3%). Trong năm 2018, TP. Hồ Chí Minh tập trung dành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể để các DN sản xuất công nghiệp giữ vững và nâng cao hiệu quả tăng trưởng.  
Nhiều DN CNHT của TP. Hồ Chí Minh đã trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho các tập đoàn nước ngoài

Đóng góp tích cực cho sản xuất công nghiệp là các ngành khai khoáng tăng 8,38%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,01%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,95%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,87%.

Theo đánh giá của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, những giải pháp hỗ trợ vốn, cải thiện hiệu suất sản xuất, kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp thời gian qua đã đạt những hiệu quả nhất định. Đây cũng là tiền đề để nâng chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp của TP đạt mức 7,8% - 8,2% trong năm 2018.

Để sát cánh hỗ trợ DN sản xuất công nghiệp, từ tháng 3/2017, TP đã ban hành Quyết định số 15 của UBND TP. Hồ Chí Minh quy định về hỗ trợ DN đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp và công thực phẩm; điện tử - công nghệ thông tin) và 2 ngành truyền thống (dệt - may; da - giày) trên địa bàn TP sẽ được hỗ trợ về vốn vay ưu đãi. Theo đó, mỗi DN có thể được hỗ trợ vốn vay đến mức 200 tỷ đồng/dự án. Đối với các dự án có yêu cầu mức hỗ trợ lãi suất trên 200 tỷ đồng hoặc thời hạn lãi suất trên 7 năm, UBND TP sẽ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã làm việc với các DN có vốn đầu tư nước ngoài để tăng cường kết nối cung cầu cho các DN công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước. Đến nay, đã có 3/11 dự án được duyệt hỗ trợ vốn đầu tư với tổng vốn hỗ trợ trên 200 tỷ đồng; 7 hồ sơ đang trình UBND TP; 2 hồ sơ còn lại DN xin rút để tự điều chỉnh dự án. Sở cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu 600 DN ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, tính đến hết năm 2017, đã có hơn 200 DN sản xuất công nghiệp phụ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đã có 29 DN trở thành nhà cung ứng cấp 1.

Ngoài ra, TP cũng đã thành lập phòng trưng bày sản phẩm CNHT thuộc Sở Công Thương TP. Nhiều DN nước ngoài và đối tác trong nước đã đến tìm hiểu thông tin, đặt vấn đề hợp tác, đầu tư với các DN CNHT trưng bày tại trung tâm. Song song đó, Sở Công Thương TP cũng giúp các DN tìm kiếm các mặt bằng, hỗ trợ về hoạt động xúc tiến để giúp các DN CNHT kết nối, tìm kiếm thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất ngành công nghiệp này.

Trong năm 2018, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bộ như nâng cao năng lực sản xuất cho DN, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu của thành phố, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho ngành CNHT để tăng kết nối cho các DN trong nước với doanh nghiệp đầu cuối… Kết nối chặt chẽ với các hiệp hội DN khảo sát nắm bắt nhu cầu của DN. Trên cơ sở thực tế, đề xuất UBND TP giao Sở Công Thương đầu tư thành lập phân khu sản xuất công nghiệp hỗ trợ vệ tinh cho các DN đầu cuối trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho DN cũng cần phải tính lại cho phù hợp với mức lãi suất vốn vay đang giảm tại các ngân hàng thương mại.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024