Thứ hai 18/11/2024 14:17
Tự chứng nhận xuất xứ

Doanh nghiệp phải nắm vững quy tắc

Đây là nhận định của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương bên lề hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ - Xu hướng trong các FTA thế hệ mới”, diễn ra mới đây, tại Hà Nội.
Ảnh minh họa

Xin ông cho biết ưu điểm của hình thức tự chứng nhận xuất xứ? Hiện đã có bao nhiêu doanh nghiệp (DN) được tự chứng nhận?

Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng của FTA, giúp DN tận dụng ưu đãi từ cam kết thuế. Chỉ khi áp dụng đúng, chính xác quy tắc xuất xứ ưu đãi, nhà sản xuất, xuất khẩu mới có được C/O (hoặc tự chứng nhận xuất xứ) ưu đãi để được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu tới các nước thành viên FTA. Đối với hình thức tự chứng nhận xuất xứ, DN được quyền chủ động tự quyết hoàn toàn đối với xác định xuất xứ hàng hóa do mình làm ra. Tất nhiên để được quyền tự quyết, nhà nước phải đặt lòng tin vào DN. Muốn vậy, nhà nước phải đặt ra tiêu chí để DN không vi phạm pháp luật, không gian dối hay cố tình cấp sai quy tắc xuất xứ.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Việc DN tự chứng nhận xuất xứ mới chỉ được thí điểm và cho đến nay mới có một DN được tự chứng nhận. Hiện Bộ Công Thương đang nhận hồ sơ một số DN xin tự chứng nhận, nhưng đây mới chỉ là chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN chứ chưa có những thị trường khác.

Để được chứng nhận xuất xứ, DN cần đáp ứng những tiêu chí gì và đâu là khó khăn mà DN phải đối mặt, thưa ông?

Thực tế cho thấy, việc tự chứng nhận quy tắc xuất xứ sẽ trở thành hàng rào kỹ thuật nếu DN không nắm vững quy tắc. Đây là khó khăn lớn mà DN phải đối mặt trong thời gian qua. Khi DN chưa hiểu rõ yêu cầu của quy tắc xuất xứ, quy định hàm lượng xuất xứ, với từng hiệp định, DN chưa biết phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho phù hợp hoặc thay đổi quy trình sản xuất như thế nào, thay đổi cơ cấu nguyên liệu ra sao để có thể đáp ứng quy tắc xuất xứ đó. Điều này không khó nhưng có thể DN chưa biết lại nghĩ rằng khó.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với DN khi áp dụng hình thức này là kim ngạch xuất khẩu. Với quy định của Thông tư 28/2015/TT-BCT, DN phải đạt kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 10 triệu USD; có quá trình chấp hành tốt pháp luật nhất là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu; bộ máy đủ năng lực… bởi khi tự chứng nhận, tức là DN đang tự làm thay vai trò của nhà nước. Nếu đội ngũ cán bộ DN không nắm bắt được vấn đề, quy định cần thiết dẫn đến chứng nhận sai thì không chỉ ảnh hưởng đến DN mà còn ảnh hưởng đến quốc gia.

Quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới (bao gồm cả TPP) có điểm gì khác so với các FTA trước đây mà Việt Nam đã thực hiện, thưa ông?

Quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã thực hiện về cơ bản tương đối linh hoạt và có phần lỏng hơn so với quy tắc xuất xứ của các FTA thế hệ mới, trong đó có TPP. Do đó, nếu không có các chương trình tập huấn kịp thời và thường xuyên cho DN và bản thân DN không chủ động cập nhật thông tin, trang bị kiến thức, sẽ không đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang triển khai chương trình DN xuất khẩu được quyền tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, khi tham gia TPP, có một điểm khác biệt là các quốc gia nhập khẩu sẽ là người cấp chứng nhận xuất xứ chứ không phải DN tự chứng nhận. Các nội dung mới trong TPP có lộ trình triển khai và cần phải có quá trình trao đổi giữa các bên để làm sao các nhà nhập khẩu chấp nhận DN được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hường

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP