Thứ hai 25/11/2024 12:50

Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao triển vọng kinh doanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn đánh giá cao triển vọng kinh doanh, lợi thế thị trường tại Việt Nam, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã sớm có kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh từ 1 - 2 năm tới.

Ngày 5/2, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) - Văn phòng Hà Nội đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương báo cáo kết quả Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2020, trong đó có Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải làm việc với Văn phòng đại diện Jetro tại Hà Nội

1.786 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được lấy ý kiến khảo sát, trong đó có 905 doanh nghiệp trả lời hợp lệ, tập trung trong lĩnh vực chế tạo, bán lẻ, viễn thông, tài chính, vận tải.

Tại buổi làm việc, ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội - cho hay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng sâu sắc, nên có 52,8% doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ là 30,1%; tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp dự báo có lãi là 49,6% và 20,3% doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh cân bằng. “So với các quốc gia trong khu vực, tỷ lệ lãi của doanh nghiệp tại Việt Nam bị suy giảm nhưng vẫn thuộc mức tiêu chuẩn cao trong ASEAN” - ông Takeo Nakajima nói.

Đề cập về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2021 tại Việt Nam, theo Báo cáo của JETRO, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng, sẽ cải thiện là 53,9%, song có 12,6% doanh nghiệp dự báo suy giảm do lo ngại về các tác động trong tương lai.

Báo cáo của Jetro còn cho biết, trong xu thế dịch chuyển đầu tư, Việt Nam hiện đang là điểm đến được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, ngoài Thái Lan; ngoài ra, có tới 50% doanh nghiệp đánh giá cao lợi thế thị trường của Việt Nam, 46,8% doanh nghiệp Nhật Bản đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam cho 1 đến 2 năm tới, dù tỷ lệ mở rộng thấp hơn so với năm 2019, nhưng cao thứ 4 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; riêng tỷ lệ doanh nghiệp cho biết thu nhỏ, chuyển sang quốc gia khác chỉ chiếm 6,1%, đây là tỷ lệ thấp trong khu vực.

Ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội (giữa) báo cáo kết quả Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2020

Bên cạnh đó, đại diện JETRO còn cho biết, một số thay đổi của doanh nghiệp Nhật Bản, như: Về phương thức triển khai hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sẽ xem xét lại đơn vị bán hàng, lý do đưa ra là bởi lo ngại sự lây lan của dịch Covid-19 chiếm 49,5%, do thay đổi môi trường giao thương chiếm 16,3%; Về phát triển kinh doanh trong tương lai, tỷ lệ doanh nghiệp chế tạo dự định đánh giá lại nơi thu mua chiếm 22,3% với lý do dịch Covid-19 và sự thay đổi môi trường thương mại. Trong đó, đối tượng doanh nghiệp muốn thay đổi đơn vị thu mua, tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam đứng thứ 4, chiếm 4,3%; sau khi thay đổi đơn vị thu mua số doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam đứng thứ nhất, chiếm 18,8%.

Ngoài ra, theo Báo cáo từ JETRO, đề cập về thời kỳ bình thường hóa kinh doanh, tại Việt Nam, 86% các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, tới năm 2021 sẽ bình thường hóa, 10% cho rằng vào năm 2022 trở đi. Về hợp tác kinh doanh, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm và mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ, khởi nghiệp của Việt Nam để gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ.

Đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam, hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản chỉ ra là nhờ tiềm năng thị trường, tiềm năng tăng trưởng, tình hình chính trị, xã hội ổn định, chi phí nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, ông Takeo Nakajima - cho rằng, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang khá lo ngại trước một số vướng mắc về đầu tư tại Việt Nam và mong muốn những vấn đề này sẽ sớm có giải pháp tháo gỡ.

Theo đó, mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu là: Chi phí nhân công đang tăng vọt, hệ thống thuế, thủ tục hành chính còn phức tạp; tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thu mua tại chỗ của doanh nghiệp Nhật Bản; cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện… “Môi trường hoàn thiện nơi các doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng việc tuân thủ quy định sẽ dễ dàng hoạt động là điều đang được mong đợi. Yêu cầu cải thiện này cũng giúp cho môi trường đầu tư của Việt nam hấp dẫn trên toàn cầu”- ông Takeo Nakajima cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao Báo cáo khảo sát của JETRO và cho rằng đây là nguồn thông tin hữu ích đối với các chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý chính sách

Theo Takeo Nakajima, thời gian tới, nhằm tạo cơ hội mở rộng hợp tác cho doanh nghiệp, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, giúp doanh nghiệp Nhật Bản tìm được nguồn cung ứng từ các đối tác Việt Nam, Văn phòng JETRO tai Hà Nội sẽ tổ chức các hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Tuy vậy, để các hoạt động giao thương đạt hiệu quả, JETRO mong muốn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công Thương.

Đánh giá cao Báo cáo khảo sát của JETRO, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - cho rằng, dịch bệnh ảnh đang hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, vì vậy, việc các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam, nhất là tỷ lệ doanh nghiệp có lãi là kết quả rất tích cực.

Về những vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - nêu rõ, Bộ Công Thương sẽ xem xét các lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền và sớm có điều chỉnh, cải thiện kịp thời, cũng như đề xuất, báo cáo Chính phủ đưa ra giải pháp tháo gỡ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản.

Đồng thời, Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ tích cực để JETRO tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; giao thương, thúc đẩy hợp tác, kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước. "Trong bối cảnh dịch bệnh, việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến sẽ là phương thức phù hợp, mang lại những hiệu quả thiết thực nhất cho doanh nghiệp hai bên" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Hoa Quỳnh- Vũ Cương

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư