Thứ ba 19/11/2024 03:22

Doanh nghiệp logistics vẫn loay hoay trong chuyển đổi số

Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp logistics khi chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh, cùng với đó là những khó khăn về nguồn vốn và nhân lực.

Nhiều thách thức khi chuyển đổi số

Đây là thông tin được đưa ra tại diễn đàn “Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và SEA Logistic Partners (SLP Việt Nam) phối hợp tổ chức sáng nay (19/10) tại TP. Hồ Chí Minh

Theo ông Lê Huy Hiệp, dịch vụ logistics là một ngành trọng yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống xã hội của nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số của ngành còn nhiều hạn chế từ tư duy, nhận thức đến năng lực tiếp nhận và nguồn tài chính.

Bà Lê Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Thương Mại, Công ty SLP Việt Nam chia sẻ, thị trường logistics Việt Nam với sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp nhưng phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ và có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa cung ứng được sâu vào chuỗi cung ứng, đây là một trong những khó khăn cần phải kể đến. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chỉ mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng với vai trò là nhờ thầu phụ cho các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp và đây là một trong những vướng mắc trong ngành logistics Việt Nam hiện nay.

“Khi nói đến chuyển đổi số, theo tôi một vướng mắc lớn nhất đó chính là sự kết nối, tích hợp của các hệ thống cung cấp dịch vụ logistics hiện nay”, bà Lê Thị Ngọc Diệp bày tỏ.

Toàn cảnh diễn đàn Logistics Việt Nam - Chuyển mình phát triển

Cũng theo bà Lê Thị Ngọc Diệp, ứng dụng công nghệ 4.0 được cho là một trong những công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn năng lực, hiệu quả nhưng thực tế đây là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp, chẳng hạn về chi phí làm sao để giảm chi phí nhưng vẫn tạo được hiệu quả, tạo ra giá trị cho logistics.

Ông Đào Trọng Khoa – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội logistics Việt Nam cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay đối với ngành logistics là chuyển đổi mô hình kinh doanh. Theo đó các doanh nghiệp khó tìm các giải pháp tương thích giữa các hệ thống quản lý vận hành của công ty mình và khách hàng; Khó khăn về nguồn vốn và nhân lực; Chưa tìm được công nghệ chuyển đổi phù hợp (39%); Không biết nên đầu tư như thế nào (29%); Khối lượng thông tin hiện hữu cần số hóa quá lớn.

Bên cạnh đó còn là rào cản của các yếu tố không đồng bộ và thiếu minh bạch trong ngành logistics, cụ thể như phí cầu đường và tải trọng. Dù rất quan tâm nhưng nhiều lãnh đạo không quyết định được do không có phân tích thuyết phục về tính hiệu quả của các dự án đầu tư vào công nghệ.

Liên kết giữa các doanh nghiệp, địa phương

Theo ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong chiến lược xuất nhập khẩu từ nay đến 2030 và tầm nhìn 2045 vẫn luôn đề cập nhiều đến định hướng phát triển ngành logistics, tiếp tục xác định ngành là một trong ba trụ cột chính bên cạnh hoạt động tổ chức sản xuất, phát triển thị trường.

Định hướng cho ngành logistics phát triển trong thời gian tới, ông Phan Văn Chinh cho rằng, hiện nay, ngành logistics vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vậy nên, trong chiến lược phát triển của ngành, cần có sự hỗ trợ, liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng thúc đẩy, phát triển thị trường, cùng với đó, cần xây dựng những doanh nghiệp “đầu đàn” đủ năng lực, có quy mô để tư vấn, dẫn dắt các doanh nghiệp trong ngành theo mô hình cộng sinh, cùng tăng trưởng và phát triển.

Ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phát biểu tại diễn đàn

“Dù còn rất nhiều việc phải làm trên con đường phát triển, thế nhưng, là một trong những trụ cột phát triển xuất nhập khẩu, ngành logistics cần phải có những đánh giá tổng thể từ thực tế đã qua, để rút ra những bài học kinh nghiệm, định hướng lại cho toàn ngành”, ông Chinh bày tỏ.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội logistics Việt Nam cho rằng, cần có những chương trình hành động quốc gia về logistics là một quy hoạch tổng thể phát triển ngành (quy hoạch tích hợp) để có thể tạo nền tảng phát triển dài hạn. Theo đó, các chương trình hành động quốc gia hay các chương trình/dự án/đề án hiện có của các bộ ngành nên tập trung vào một số hoạt động mũi nhọn, gồm phát triển kỹ năng số cho các cấp nhân sự; các chương trình xúc tiến thương mại dựa trên giải pháp logistics hiệu quả và nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ với hàng loạt công nghệ mới.

Về phía địa phương, ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Long An (LIZA) cho biết, để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển logistic trên địa bàn tỉnh, ông Thanh cho biết, hiện nay, lãnh đạo UBND tỉnh Long An đề ra nhiều chương trình đột phá, nỗ lực hoàn chỉnh hạ tầng giao thông kết nối.

Đồng thời tạo thêm quỹ đất công nghiệp sạch thu hút thêm nhiều nhà đầu tư công nghiệp, dịch vụ nhằm khai thác tối đa những lợi thế có sẵn nhằm nhanh chóng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, tỉnh đang tích cực phát triển Cảng quốc tế Long An với đội ngũ vận hành được chuyên nghiệp hóa để tăng cường năng lực hoạt động với kỳ vọng, khu vực sẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng trong vùng. Bên cạnh đó, Long An cũng đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, tăng cường tính kết nối các trung tâm đô thị lớn.

Việc phát triển mạng lưới giao thông hiệu quả, gắn kết mạng lưới giao thông vùng, tạo điều kiện cho tỉnh trở thành cửa ngõ thực sự kết nối Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Vùng KTTĐ phía Nam; hình thành chuỗi hệ thống giao thông, bảo đảm chuỗi logistics từ quá trình sản xuất đến vận chuyển sản phẩm được đảm bảo tính liên tục, cũng như sẽ giảm được chi phí cho doanh nghiệp.

Hà Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Cuộc chiến của 'ông lớn' cà phê tại các thành phố du lịch Việt

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh