Doanh nghiệp hội nhập và “cuộc chiến mới” phía sau hàng rào thế quan

Trong quá trình hội nhập, các biện pháp hỗ trợ thị trường nội địa vẫn luôn được các quốc gia tăng cường sử dụng. Câu chuyện cá tra, cá basa Việt Nam bị bị áp thuế chống bán phá giá tại Mỹ, thép cuộn cán nguội xuất khẩu bị áp thuế chống bán phá giá Indonesia… không còn xa lạ và tới đây các “cuộc chiến” bảo trợ sau hàng rào thế quan sẽ còn diễn ra mạnh mẽ và tinh vi hơn.
Doanh nghiệp hội nhập và “cuộc chiến mới” phía sau hàng rào thế quan

Tôn, thép Việt Nam đối mặt với nguy cơ từ tranh chấp thương mại

Quay trở lại thị trường nội địa, các cam kết hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức, như sự gia tăng cạnh tranh giành thị phần, sự chèn lấn về khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nước ngoài… với doanh nghiệp trong nước. ​Tình hình đã khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Chúng ta còn bao nhiêu không gian chính sách để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước?

Cơ hội nghiêng về khối ngoại

Một nghiên cứu gần đây nhất từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Action Aid International tại Việt Nam đã nhấn mạnh ý nghĩa phát triển kinh tế mũi nhọn, trong đó chỉ ra hai lĩnh vực kinh tế mà Việt Nam có tiềm năng và thế mạnh phát triển là công nghiệp điện tử và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Báo cáo với chủ đề “Tác động của các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đầu tư song phương tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam” đã ​nhấn mạnh điện tử là ngành Việt Nam có tiềm năng phát triển cao trong tương lai, khi gần đây các công ty điện tử đa quốc gia đang tăng sự quan tâm đầu tư và mở rộng sản xuất.

Đáp ứng chuẩn mực quốc tế: Thách thức của doanh nghiệp Việt

Các phân tích trong đó cho rằng đây là yếu tố cơ hội giúp tăng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng các sản phẩm điện tử dân dụng.

​Xét về các điều kiện cam kết, sau khi gia nhập WTO, thuế quan đối với các sản phẩm điện tử được thực hiện khá nhanh. Trần thuế nhập khẩu với tất cả sản phẩm điện tử giảm về mức 0% trong (vòng 3 năm-5 năm hoặc tối đa 7 năm).

Việc thực thi cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTA khu vực từ 2006 cũng tác động đáng kể đến ngành điện tử ở Việt Nam khi hầu hết các dòng thuế đều được cắt giảm về 0%.

Liên quan đến các cam kết đầu tư, trong khuôn khổ WTO và những thay đổi gần đây cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài được trao nhiều quyền/cơ hội trong việc nắm giữ cổ phẩm trong các doanh nghiệp nội địa.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đàm phán hướng tới phạm vi rộng hơn, trong đó nhấn mạnh những quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư. Đặc biệt, Việt Nam khó có thể giảm những ưu đãi đã cấp cho các doanh nghiệp điện tử nước ngoài (cao hơn so với doanh nghiệp trong nước) nếu có các cam kết chặt chẽ hơn về bảo hộ, xử lý tranh chấp giữa nhà đầu tư và Chính phủ.

Trước bối cảnh đó, ​chuyên gia Nguyễn Anh Dương ​thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, quá trình hội nhập quốc tế đã tác động đáng kể đến không gian chính sách đối với ngành điện tử, như thu hẹp không gian chính sách thuế quan, giảm mức độ và khả năng sử dụng các biện pháp phi thuế quan, hạn chế hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp trong nước và giảm các biện pháp hỗ trợ liên quan đến đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước.

“Tuy vậy, Chính phủ vẫn còn dư địa để thực hiện những biện pháp hỗ trợ ngành này, bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đào tạo và tập huấn cho lao động, nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, bởi những biện pháp thuần túy thương mại để hạn chế các sản phẩm điện tử thâm nhập thị trường hầu như không còn nhiều dư địa,” ông Dương đề xuất.

Hàng rào phi thuế quan... không dễ

Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 879, đã đặt nền tảng phát triển cho ngành công nghiệp chế biến, trong đó có chế biến thực phẩm.

Nhưng bối cảnh hội nhập quốc tế hiện cũng cho thấy nhiều vấn đề đối với ngành chế biến thực phẩm. Cụ thể​: Mức thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm dần, các quy tắc xuất xứ ngày càng phức tạp hơn, như vậy việc áp dụng quy tắc xuất xứ trong nước khó có thể giúp hạn chế cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài.

Thêm vào đó, việc tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ cũng không dễ dàng, trong khi ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam thường đi chậm hơn trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu sáng chế, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý…

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam đối với ngành chế biến thực phẩm thấp hơn so với các nước phát triển nên khi áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn sẽ mang lại thách thức cho doanh nghiệp nội địa (quy tắc Đối xử quốc gia trong WTO và các hiệp định thương mại tự do khác).

Ông Nguyễn Tiến Dũng , Phó giám đốc, Economica Vietnam nhấn mạnh, các cam kết từ Hiệp định TPP tới đây có các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ được mở rộng hơn nhiều so với WTO, do đó việc sử dụng hàng rào phi thuế quan sẽ bị hạn chế bởi những quy định liên quan đến đảm bảo minh bạch.

Theo ông Dũng, những nỗ lực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, song nếu thiếu quan tâm đúng mức đến thực trạng phát triển và mong muốn của doanh nghiệp trong nước, có thể ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển sản xuất.

“Do đó, Việt Nam cần một lộ trình phù hợp và đủ dài với quyết định tiếp cận đối với các FTA và BIT, để có thể đảm bảo khả năng đó có thể thành hiện thực hóa. Chính phủ cần duy trì không gian chính sách bằng khả năng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo môi trường phát triển thuận lợi, phù hợp và nhất quán cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến ở Việt Nam,” ông Dũng kiến nghị./.

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.

Tin cùng chuyên mục

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động