Doanh nghiệp bưu chính chung tay phòng ngừa rủi ro

Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ngày càng nở rộ, góp phần thúc đẩy thị trường chuyển phát hàng hóa phát triển cả về số lượng và chất lượng, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp bưu chính phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả khách hàng và người kinh doanh.

6 doanh nghiệp bưu chính lớn đã ký cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông không vận chuyển hàng lậu, hàng cấm vào ngày 28/7/2020, đó là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Bưu chính Viettel (Viettel Post), Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS Vietnam), Công ty CP Giao hàng Tiết kiệm, Công ty CP Thương mại và chuyển phát nhanh Nội Bài (NETCO), Công Ty TNHH Thương mại dịch vụ Song Bình.

3432-buuchinh
Còn nhiều rủi ro về hàng nhái, hàng giả trong hoạt động vận chuyển hàng hóa

Theo đó, các doanh nghiệp cam kết thực hiện và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính. Cam kết đào tạo, phổ biến, quán triệt đến người lao động trong doanh nghiệp các quy định của pháp luật về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về danh mục vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính cho người sử dụng dịch vụ bưu chính. Tăng cường kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hóa trước khi chấp nhận.

Đồng thời từ chối, không chấp nhận, vận chuyển, phát hàng lậu, hàng cấm qua đường bưu chính và/hoặc không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng dịch vụ bưu chính để kinh doanh, sử dụng hàng lậu, hàng cấm. Đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Đây được đánh giá là hành động kịp thời bởi theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2018, tổng doanh thu của dịch vụ bưu chính và chuyển phát đạt khoảng 23.530 tỷ đồng và năm 2019 ước đạt 34.311 tỷ đồng, tăng 22,65% so với năm 2018. Tại Việt Nam, VNPost chiếm thị phần lớn nhất trong ngành bưu chính, tiếp theo là ViettelPost và DHL-VNPT…

Tại hội nghị chuyên đề về công tác bảo đảm an toàn, an ninh bưu chính do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội mới đây, lãnh đạo Bộ này cho biết, cho biết, hiện nay, thị trường bưu chính, chuyển phát đang ngày càng mở rộng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, tốc độ phát triển thương mại điện tử sẽ ngày càng cao và còn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa.

“Vì vậy, số lượng doanh nghiệp chuyển phát với quy mô hoạt động, doanh thu khác nhau xin cấp phép tăng nhanh. Hiện thị trường có tổng số 500 doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát được cấp phép. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vận tải cũng xin cấp phép để phục vụ thị trường nội địa”- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết.

Sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp chuyển phát khiến của đông đảo các doanh nghiệp khiến cho bức tranh thị trường bưu chính ngày một sôi động, nhưng kèm theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi từng doanh nghiệp phải nỗ lực để tồn tại và phát triển. Chưa kể, trên thị trường cũng có cả những doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ bưu chính khi chưa có giấy phép khiến cho hoạt động bưu chính trở nên khó kiểm soát hơn

Về các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động bưu chính, luật sư Nguyễn Xuân Bằng - Công ty Luật TNHH KTD, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho biết: hành lang pháp lý để “quản” hoạt động bưu chính vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện khiến doanh nghiệp bưu chính được phép vận chuyển hàng không thuộc danh mục “hàng cấm gửi”, những mặt hàng “không có hóa đơn, chứng từ” không có trong danh mục, nhưng Luật Bưu chính 2010 lại quy định nếu tại thời điểm kiểm tra không xuất trình được hóa đơn, chứng từ thì doanh nghiệp bị liên đới.

Song song với đó, còn có sự mâu thuẫn về cách hiểu các loại hàng hóa được phép tiếp nhận, vận chuyển giữa Luật Đầu tư 2014, Nghị định 59/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2009/NĐ-CP với Thông tư 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP; vẫn còn những quy định khác nhau, chưa thống nhất về hàng hóa nhập lậu giữa Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BQP-BCA.

Ngoài việc chung tay cùng giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp bưu chính lớn như Viettel Post hay Vietnam Post… đã chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro theo 3 nguyên tắc: từ chối chấp nhận vận chuyển đối với những mặt hàng cấm gửi theo quy định của pháp luật; đối với những mặt hàng không có giấy tờ hoặc có nghi ngờ về tính hợp pháp của chứng từ hóa đơn, hoặc có nghi ngờ là hàng cấm gửi…, doanh nghiệp sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra trước khi chấp nhận vận chuyển; khi người gửi cung cấp đầy đủ giấy tờ nhưng nếu doanh nghiệp phát hiện giấy tờ không đúng với thực tế hàng hóa thì cũng từ chối vận chuyển.

Những nguyên tắc đề ra để phòng ngừa rủi ro rất quan trọng và cần thiết, tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất khó để doanh nghiệp bưu chính xác định được nguồn gốc hàng hóa, giấy tờ chứng minh cho hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa là thật. Rủi ro là vẫn có hàng lậu, hàng cấm lọt được lên xe chuyển phát. Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều vụ việc vi phạm đã bị lực lượng chức năng phát hiện và xử lý.

Do đó, nỗ lực của riêng doanh nghiệp là chưa đủ. Quan trọng là vẫn cần một hành lang pháp lý đủ mạnh để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

Hưng Yên: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán xe máy giả tại Công ty LIFAN - Việt Nam

Hưng Yên: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán xe máy giả tại Công ty LIFAN - Việt Nam

Bắc Giang: Shop Đinh Thị Quyên bị phạt 147,5 triệu đồng, đình chỉ 2 tháng

Bắc Giang: Shop Đinh Thị Quyên bị phạt 147,5 triệu đồng, đình chỉ 2 tháng

Vĩnh Phúc: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Đồng Nai: 4 tháng, Quản lý thị trường kiểm tra gần 500 vụ, thu nộp ngân sách gần 4 tỷ đồng

Đồng Nai: 4 tháng, Quản lý thị trường kiểm tra gần 500 vụ, thu nộp ngân sách gần 4 tỷ đồng

Vĩnh Phúc: Tạm giữ, niêm phong 342 bình N2O tại cơ sở sang chiết trái phép

Vĩnh Phúc: Tạm giữ, niêm phong 342 bình N2O tại cơ sở sang chiết trái phép

Tây Ninh: Giám sát tiêu hủy 2 lô hàng mỹ phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tây Ninh: Giám sát tiêu hủy 2 lô hàng mỹ phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Xem thêm