Thứ hai 18/11/2024 02:18

Doanh nghiệp bán lẻ smartphone nỗ lực vượt khó, đặt kỳ vọng phục hồi vào cuối năm

Đến thời điểm này của năm 2024, các nhà bán lẻ nhận định thị trường bán lẻ smartphone vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có dấu hiệu phục hồi.

Doanh nghiệp bán lẻ di động "gồng" khó

Thị trường bán lẻ di động tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Gartner, trong năm 2023, đã có hơn 1,39 tỉ chiếc smartphone xuất xưởng được bán ra, giảm 4% so với năm 2022. Ngoài ra, các sản phẩm khác như tablet, máy tính cá nhân, năm 2023 số lượng sản phẩm được bán ra cũng giảm hơn 11%.

Còn tại Việt Nam, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2023 đã thu về hơn 52,3 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2022.

Có thể thấy, thời gian qua, sức mua của nhóm hàng điện thoại, điện máy đã giảm mạnh. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc này là do tình hình kinh tế vĩ mô, thu nhập người dân giảm mạnh. Điện thoại không phải là mặt hàng thiết yếu hay nhu yếu phẩm nên không còn được ưu tiên lựa chọn.

Một nguyên nhân khác khiến các nhà bán lẻ thị trường di động gặp khó khăn trong năm qua chính là cuộc chiến về giá. Theo đó, từ năm 2023 đến nay là thời gian thị trường bán lẻ gồng mình vượt khủng hoảng, nhu cầu thị trường không quá cao dù các siêu phẩm mới vẫn tạo được hiệu ứng tốt. Nhiều đại lý buộc phải gồng lỗ để bám sát thị trường.

Ông Nguyễn Thế Kha – Giám đốc Thương mại Hệ thống FPT Shop cho biết: “Tình hình kinh tế năm vừa rồi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những tháng đầu năm ngành bán lẻ nói chung đối mặt với nhiều thách thức và với riêng FPT shop của chúng tôi cũng vậy. Trải qua những tháng khó khăn đầu năm thì chúng tôi cũng rất là quyết liệt, việc thứ nhất chúng tôi làm là tối ưu chi phí trong tất cả các khâu. Làm sao cho hệ thống bán hàng thật "khỏe" trong yếu tố về tài chính, tạo tiền đề cho việc bức phá sau này”

Ông Mã Tấn Đại – CEO hệ thống Ashop Mobile chia sẻ, ngay từ đầu gia nhập thị trường di động bán lẻ, doanh nghiệp của ông phải chú trọng vào chất lượng sản phẩm thậm chí chấp nhận không lợi nhuận để thu hút khách hàng cũng như làm sao để tăng trải nghiệm dịch vụ, giữ chân khách hàng trong giai đoạn cạnh tranh khắc nghiệt này.

Kỳ vọng hồi phục những tháng cuối năm 2024

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường IDC cũng dự báo rằng doanh số toàn ngành có thể tăng 5,8% lên 1,23 tỷ thiết bị. Dự báo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường IDC cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ về lượng điện thoại thông minh xuất xưởng toàn cầu vào năm 2024.

Riêng tại thị trường Việt Nam, sau giai đoạn khó khăn, giai đoạn cuối năm nay, ngành bán lẻ nói chung và đối với thị trường bán lẻ smartphone trong nước nói riêng bước đầu có những tín hiệu khả quan.

Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, trong năm 2024, thị trường smartphone tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 4 tỷ USD, mức tăng trưởng kép 1,45% trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2028. Đến năm 2024, doanh số tiêu thụ smartphone tại Việt Nam sẽ đạt 21,4 triệu chiếc.

Nền kinh tế dần ổn định, tâm lí khách hàng thoải mái hơn, cộng thêm thị trường bắt đầu vào cao điểm mua sắm cuối năm là những yếu tố để các doanh nghiệp bán lẻ smartphone kỳ vọng.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp bắt đầu mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Ông Mã Tấn Đại – CEO hệ thống Ashop Mobile cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang sử dụng nguồn lực sẵn có, và cũng đang tăng cường tuyền nhân viên sale và tuyển dụng, đào tạo nhân sự có nhiều kinh nghiệm trong ngành để mở rộng tệp khách hàng hơn, tối ưu hóa chi phí và tăng sự trải nghiệm của khách hàng. Để khách hàng đến với chúng tôi sẽ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi mua sắm”.

Bên canh đó, ông Nguyễn Thế Kha cho biết thêm, tâm lý khách hàng hiện nay đã được cải tiến rất là nhiều. Doanh nghiệp đã ghi nhận được sự tăng cường trong việc mua sắm của khách hàng trong 2 tháng gần đây. Đặc biệt là khai thác tốt, tận dụng tính mùa vụ trong giai đoạn nhập học tháng 7, 8, 9 và những tháng cuối năm. Đây là thời điểm mà các khách hàng trẻ sẽ mua sắm nhiều hơn cho mình các sản phẩm máy tính và các bạn cũng sẽ trang bị cho mình các sản phẩm mùa nhập học.

Các doanh nghiệp bán lẻ di động đặt kỳ vọng phục hồi và tăng trưởng doanh số dịp cuối năm 2024 sau sự kiện mở bán Iphone 16. Ảnh: TK.

Ngoài các yếu tố trên, việc các sản phẩm smartphone mới đang và sắp ra mắt của các nhãn hàng như /chu-de/apple.topic, Samsung được các doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng sẽ đẩy doanh thu trong năm 2024 tăng lên trong giai đoạn cuối năm. Nhiều hệ thống bán lẻ tại Việt Nam dự báo doanh số /chu-de/iphone-16.topic có thể tăng từ 10 - 30% so với dòng iPhone 15 dù sản phẩm chưa chính thức ra mắt.

Hầu hết các đại lý đều kỳ vọng doanh số sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 con số so với dòng sản phẩm ra mắt năm trước vì trên thực tế, các dòng iPhone mới hàng năm đều được đón nhận nhiệt tình bởi “tín đồ nhà táo" tại Việt Nam, và mang về hàng trăm tỷ đồng doanh thu cho các đại lý trong nước sau khi chính thức mở bán.

Tiểu Kết
Bài viết cùng chủ đề: Điện thoại di động

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

Ông Lương Hồ Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex