Thứ sáu 08/11/2024 16:24

Doanh nghiệp Ấn Độ đẩy mạnh xúc tiến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Các ngành cơ khí, phụ tùng ô tô, công nghệ thông tin, nguyên liệu nhựa, nông sản và thực phẩm đang là những ngành được các DN Ấn Độ tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh sau đại dịch tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Thúc đẩy thương mại, đầu tư Việt Nam - Ân Độ

Tính đến tháng 5/2020, Ấn Độ có 275 dự án đầu tư tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào khai thác dầu khí, chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin, nông sản... Trong lĩnh vực hợp tác thương mại, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Ông Sharad Kumar Saraf - Phó Chủ tịch Liên đoàn Các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư kết nối DN Việt Nam - Ấn Độ

Riêng TP. Hồ Chí Minh đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa, du lịch... Năm 2019, kim ngạch thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh và Ấn Độ đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2018. Trong 8 tháng/2020 TP. Hồ Chí Minh đã xuất khẩu 305,6 triệu USD và nhập khẩu 721,5 triệu USD từ thị trường Ấn Độ.

Ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết: để góp phần đạt kết quả trên, thời gian qua các cấp ngành, lãnh đạo thành phố luôn chủ động phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với Ấn Độ. Nhiều hoạt động hợp tác thúc đẩy trao đổi kinh tế, tạo thuận lợi cho các DN Ấn Độ đầu tư vào thành phố và ngược lại được thực hiện hiệu quả.

Theo ông Sharad Kumar Saraf - Phó Chủ tịch Liên đoàn Các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) - Ấn Độ đặt ra cho mình mục tiêu chính là đẩy mạnh thương mại, thu hút đầu tư với các nước trong thời kì mới sau Covid-19. FIEO sẽ không ngại khó khăn để hỗ trợ và giúp đỡ các nhà xuất khẩu, nhà đầu tư là thành viên của mình thực hiện kế hoạch kinh doanh liên tục nhằm khắc phục nhanh những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Nhanh chóng vượt qua những ảnh hưởng xấu về kinh tế của đại dịch, tạo điều kiện cho các DN trong thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu, đầu tư.

Tăng kết nối giao thương, đầu tư vào các ngành then chốt

Ông Sharad Kumar Saraf cho biết: Trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay, đã có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến những bên có khả năng hưởng lợi từ các công ty muốn chuyển dịch chuỗi cung ứng. Do hậu quả của chiến tranh thương mại, phần lớn các công ty có ý định chuyển khỏi Trung Quốc sang Việt Nam. Theo một báo cáo gần đây của FIEO cho thấy, có khoảng hơn 50 DN có quy mô của Ấn Độ đã chuyển từ Trung Quốc sang ASEAN.

Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, vì thế FIEO sẽ thực hiện hỗ trợ các nhà xuất khẩu thành viên của mình bằng mọi cách có thể và tổ chức chuỗi các buổi tương tác và gặp gỡ giao lưu DN với các cơ quan đại diện ngoại giao Ấn Độ ở nước ngoài. Các hoạt động này sẽ được tổ chức tại nhiều quốc gia khác trong đó Việt Nàm là một điểm đến quan trọng để giúp cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ bắt kịp với các điều kiện kinh tế đang thay đổi trên toàn thế giới và giúp họ xác định các cơ hội và thách thức mới xuất hiện do đại dịch.

Theo ông Sharad Kumar Saraf, hiện nay Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nới lỏng các hạn chế đóng cửa và nối lại các hoạt động kinh tế nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thương giữa hai nước. Do đó, các DN Ấn Độ sẽ đẩy mạnh hợp tác, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Các lĩnh vực mà các DN Ấn Độ đang đặc biệt chú trọng xúc tiến thương mại đầu tư với Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng tập trung vào các ngành cơ khí, phụ tùng ô tô, công nghệ thông tin, nguyên liệu nhựa, nông sản và thực phẩm. Đây cũng là những ngành trọng điểm phát triển của Việt Nam.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD