Thứ hai 18/11/2024 11:14

Định mức chi phí tái chế Fs cao bất hợp lý, 14 Hiệp hội kiến nghị 9 Bộ tháo gỡ

Với đề xuất của 14 Hiệp hội, ước tính phí tái chế 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại giảm từ 6.127 tỷ đồng xuống 3.146 tỷ đồng.

14 hiệp hội gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Lương thực và Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hội Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam và Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) đã gửi thư lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 8 Bộ có liên quan, đề nghị các Bộ trưởng xem xét tháo gỡ 2 vướng mắc lớn về Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs cao bất hợp lý và bất cập trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế (EPR).

Các doanh nghiệp cho rằng định mức tái chế hiện cao bất hợp lý. Ảnh minh họa

Theo các Hiệp hội này, để thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ (EPR) có hiệu lực từ 01/01/2024 theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các Hiệp hội đã rất tích cực tham gia 3 hội thảo và có nhiều góp ý chi tiết để giúp Vụ Pháp chế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ...

Tuy vậy, theo các Hiệp hội, dự thảo định mức chi phí tái chế Fs vừa được Bộ Tài nguyên Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7/2023 có nhiều định mức tái chế Fs rất cao bất hợp lý, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất-kinh doanh, cần điều chỉnh cho hợp lý.

Cụ thể, tại dự thảo, một số định mức chi phí tái chế Fs cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần,… trong khi đáng lẽ chi phí tái chế của Việt Nam chỉ bằng 1/2-1/3 Tây Âu vì chi phí nguyên vật liệu và công nghệ như nhau nhưng chi phí nhân công của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của các nước Tây Âu.

Nguyên nhân chính của dự thảo Fs cao bất hợp lý là do chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn để tính Fs khi chưa trừ đi giá trị thu hồi được.

“Chỉ riêng 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính là 6.127 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó hơn 50% phí tái chế phải nộp (khoảng 3.064 tỷ đồng/năm) là để hỗ trợ tái chế bao bì giá trị cao như bao bì kim loại, giấy carton… trong khi nhà tái chế chính thức đang có lãi lớn mà chưa cần hỗ trợ! Riêng tái chế lon nhôm, ước tính các nhà tái chế chính thức thu lãi khoảng 700 tỷ đồng đến 1.286 tỷ đồng/năm. Tái chế bao bì sắt và giấy cũng đang có lãi lớn. Việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải nộp thêm nhiều ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi lớn là rất bất hợp lý”- văn bản nêu rõ.

Cũng theo văn bản này, cộng thêm nhiều ngàn tỷ đồng phítái chế cho các loại bao bì, phương tiện giao thông, sản phẩm thải bỏ khác, đây là một khoản chi phí rất lớn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng cao. Đặc biệt là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, khi riêng 6 tháng đầu năm đã có 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, và số người thất nghiệp đã lên tới 1,07 triệu người. Nếu định mức này được ban hành thì sẽ ảnh hưởng lớn tới “sức khoẻ” doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Từ đó, các Hiệp hội đề xuất điều chỉnh định mức chi phí tái chế Fs hợp lý hơn, căn cứ vào nghiên cứu của Liên minh Tái chế Việt Nam PRO, thực tiễn tái chế của Việt Nam và mức phí tái chế trung bình thị trường.

Cụ thể, áp dụng hệ số 0,1 cho các vật liệu có giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn nhiều chi phí tái chế, bao gồm bao bì kim loại gồm cả nhôm và sắt, bao bì giấy (thay cho hệ số 0,2 cho nhôm và giấy; hệ số 0,4 cho bao bì sắt trong dự thảo), vì nhà tái chế chính thức đã có lãi lớn hàng ngàn tỷ khi chưa có EPR, việc hỗ trợ thêm cho họ là không hợp lý, tiền đóng góp chỉ nên dùng để hỗ trợ việc thu gom sản phẩm, bao bì ở các vùng sâu, vùng xa.

Đối với các loại bao bì khác, 14 Hiệp hội đề xuất: hệ số 0,3 thay cho 0,6 cho bao bì giấy hỗn hợp: để Fs chỉ cao hơn 131% trung bình thị trường theo nghiên cứu của Liên minh tái chế Việt Nam PRO; hệ số 0,2 cho nhựa cứng PET và 0,3 cho nhựa cứng HDPE thay cho 0,4: để phù hợp với thực tế là tái chế đang có lãi, tái chế PET có chi phí thấp hơn HDPE nên cần có Fs thấp hơn để khuyến khích nhà sản xuất chuyển HDPE sang PET dễ tái chế hơn; hệ số 0,3 thay cho 0,6 cho bao bì đơn vật liệu mềm; hệ số 0,4 thay cho 0,8 cho bao bì đa vật liệu mềm: để không cao hơn Fs của các nước Đông Âu và gần giống với đề xuất Fs của Liên minh tái chế Việt Nam PRO; hệ số 0,2 thay cho 0,6 cho bao bì thủy tinh: để không cao hơn Fs của các nước Tây Âu, và đúng hệ số khuyến cáo của Nhóm chuyên gia tư vấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 23/03/2023...

Chúng tôi mong muốn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các Bộ trưởng các Bộ liên quan quan tâm, chỉ đạo Ban soạn thảo xem xét, tiếp thu các kiến nghị nêu trên để điều chỉnh Fs cho hợp lý, và hoàn thiện các quy định nhằm triển khai chính sách EPR hiệu quả hướng tới kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn”- công văn cho biết.

Với đề xuất của các Hiệp hội, ước tính phí tái chế 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại giảm từ 6127 tỷ đồng xuống 3.146 tỷ đồng. Đây là một cố gắng đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, hài hòa được cả 2 mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất-kinh doanh.
Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: chi phí tái chế

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ trường hợp nào doanh nghiệp đấu giá tài sản bị thu hồi giấy phép?

Lào Cai: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tặng bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên

Siberian Wellness vinh dự nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Vì Cộng đồng – Saigon Times CSR 2024”

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

Shopee mở rộng chuỗi kỷ lục ấn tượng tại siêu sự kiện mua sắm lớn nhất năm 11.11

Care For Việt Nam nhận danh hiệu ''Doanh nghiệp vì cộng đồng'' 2024

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Petrovietnam phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

FrieslandCampina chiến thắng giải thưởng “Chuỗi giá trị đổi mới bền vững 2024”.

Công nghệ đã dẫn lối thành công của FPT Long Châu như thế nào?

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt khai thác thị trường Halal

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

CECO: Thẩm định, tư vấn đối với các dự án đóng vai trò quan trọng

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

88 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ - Truyền thống ngành than: Phát huy sức mạnh nội sinh

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2