Thứ ba 19/11/2024 23:32

Điểm mới về quy tắc xuất xứ trong ACFTA

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ACFTA) với nhiều điểm mới so với trước đây.    

Cụ thể, đối với Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ; ngoài tiêu chí "Hàm lượng giá trị khu vực" (RVC), quy tắc chung áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH); quy định về De Minimis (tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa-PV); nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế được cho nhau.

ACFTA được kỳ vọng giúp gia tăng xuất nhập khẩu giữa ASEAN và Trung Quốc

Đối với Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Về thời hạn trả lời, kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa, trường hợp cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu không trả lời trong thời hạn 90 ngày sau ngày nhận được thư đề nghị xác minh của cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu có thể gửi văn bản đề nghị gia hạn thêm 90 ngày.

Đối với Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): Ngoài quy tắc xuất xứ chung, PSR được xây dựng trên Phiên bản HS năm 2017, bổ sung tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng.

Trước đó, ngày 21/11/2015, Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Malaysia (ACFTA). Sau khi ký Nghị định thư sửa đổi ACFTA, các Nước thành viên tiếp tục đàm phán Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) và tiến hành chuyển đổi PSR sang Phiên bản HS 2017.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/9 tới.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD