Chủ nhật 24/11/2024 19:21

Điểm danh những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là Australia, Brazil, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, Việt Nam chi 1,78 tỷ USD để nhập khẩu 16,1 triệu tấn quặng và khoáng sản. So với cùng kỳ năm trước, lượng nhập khẩu tăng 23,8%; kim ngạch cũng tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ 21 thị trường chính trong 7 tháng đầu năm 2024. Australia là thị trường nhập khẩu quặng và khoáng lớn nhất của Việt Nam với 6,7 triệu tấn, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước. Brazil là thị trường lớn thứ hai với 4,26 triệu tấn, tăng tới 55% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm danh những thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, lượng nhập khẩu quặng và khoáng sản từ Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận tăng mạnh từ mức 11.571 tấn tại kỳ trước lên 166.258 tấn tại kỳ này. Việt Nam còn nhập khẩu 130.372 tấn từ Ấn Độ, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường duy nhất trong 8 thị trường lớn nhất có đà giảm về lượng với 35,3% so với cùng kỳ năm trước, còn 332.862 tấn.

Trong 8 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam còn có Campuchia, Lào và Thái Lan. Theo đó, lượng nhập khẩu từ Lào đạt tới 1,2 triệu tấn, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan với 684.709 tấn, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước và Campuchia với 444.677 tấn, tăng tới 247% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khối ASEAN, Việt Nam còn nhập khẩu 40.479 tấn từ Malaysia, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm trước; Myanmar với 3.232 tấn, giảm 19,2%; Singapore với 834 tấn, giảm 65,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về kim ngạch, quặng và khoáng sản từ Australia có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất với 782 triệu USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước; Brazil với 509 triệu USD, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chi 46,6 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Lào, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước; từ Thái Lan với 53,9 triệu USD, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước; từ Campuchia với 37,2 triệu USD, tăng tới 247% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khối ASEAN, Việt Nam đã chi 9,2 triệu USD để nhập khẩu quặng và khoáng sản từ Malaysia, tăng 29,5 so với cùng kỳ năm trước; chi 7,2 và 1,6 triệu USD để nhập từ Myanmar và Singapore, lần lượt giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và 63% so với cùng kỳ năm trước.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng