Thứ ba 26/11/2024 23:18

Dịch tả lợn châu Phi khiến tiêu dùng thịt lợn giảm 14,6% đến 25%

Dịch tả lợn châu Phi đã tác động đến nguồn cung nội địa và tăng giá của sản phẩm. Đây cũng là các yếu tố gây suy giảm tiêu dùng thịt lợn trong nước. Dự kiến, tiêu dùng thịt lợn nội địa sẽ giảm 14,6% với kịch bản 1 khi đàn nái bị thiệt hại 10% và giảm 25% với kịch bản 2 khi đàn nái bị thiệt hại 20%.    

Sáng 20/2, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức Hội thảo "Phát triển chăn nuôi bền vững trong bối cảnh hội nhập và đảm bảo an toàn dịch bệnh" nhằm chia sẻ các kết quả đánh giá ảnh hưởng hội nhập tới ngành chăn nuôi và các biện pháp đảm bảo chăn nuôi an toàn bền vững.

Chăn nuôi lợn tạo thu nhập cho hơn 3,4 triệu hộ gia đình, tỷ trọng 26,9% trong tổng số 9,32 triệu hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những năm trước đây, chăn nuôi lợn tăng trưởng với tốc độ 1,5%/năm.

Dịch tả lợn châu Phi khiến tiêu dùng mặt hàng này giảm 14,6% đến 22%

Tháng 2/2019, dịch tả lợn châu Phi phủ bóng đen xuống ngành chăn nuôi lợn, lần đầu tiên phải đối phó với một dịch bệnh mới, chưa có vaccine, không có thuốc điều trị đặc hiệu trong bối cảnh chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, sự tổn thất đến ngành hàng vô cùng quan trọng này là khó đong đếm.

Đã có trên 5,9 triệu con lợn bị tiêu hủy, với tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn, chiếm 9% tổng đàn; sản lượng thịt lợn trong năm 2019 chỉ đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018. Do không có số liệu thống kê chính xác trong số lợn tiêu hủy trên có bao nhiêu lợn nái, trong khi đây là đối tượng phát triển sản phẩm thương phẩm trong tương lai.

Do đó, để đánh giá tác động của dịch bệnh tới cung cầu ngành hàng lợn, nhóm nghiên cứu của IPSARD đã xây dựng hai kịch bản mô phỏng dựa trên đàn nái. Cụ thể: kịch bản 1 với đàn nái bị thiệt hại 10% (tương đương khoảng 580.000 con) và kịch bản 2 với đàn nái bị thiệt hại 20% (tương đương 1.160.000 con). Cùng với các kịch bản nền về sự tăng trưởng GDP, CPI, dân số, tỷ giá, giá nguyên liệu thức ăn… nhóm nghiên cứu chỉ ra, dịch tả lợn châu phi có tác động trực tiếp đến nguồn cung thịt lợn trong nước, có thể làm giảm từ 20% (kịch bản 1) đến 35% (kịch bản 2) tổng cung thịt lợn nội địa tính đến năm 2020.

Do thiếu hụt về nguồn cung sẽ dẫn tới sự tăng giá mạnh mẽ. Theo kịch bản cơ sở, nếu không có dịch tả lợn châu Phi dự báo giá lợn cổng trại đến 2020 ở mức 46.000 đồng/kg lợn hơi. Dịch tả lợn sẽ khiến giá lợn cổng trại bình quân năm 2019 sẽ tăng khoảng 22% (kịch bản 1) 45,5% (kịch bản 2). Nếu không xảy ra dịch, dự báo sản lượng thịt lợn theo kịch bản cơ sở đến năm 2020 sẽ là 3,9 triệu tấn.

Với kịch bản 1 xảy ra thì sản lượng thịt lợn sẽ giảm còn 3,15 triệu tấn và xuống còn 2,55 triệu tấn nếu kịch bản 2 xảy ra. Do đó, nhập khẩu thịt lợn tăng mạnh đến năm 2020 để phần nào bù đắp lượng thiếu hụt thịt lợn do sụt giảm nguồn cung nội địa gây ra. Cụ thể, nếu kịch bản 1 xảy ra, lượng thịt lợn nhập khẩu sẽ tăng lên mức 7,1 nghìn tấn (tương đương với mức tăng 29,5%) và lên mức 8,9 nghìn tấn nếu kịch bản 2 xảy ra (tương đương với mức tăng 60%). Mặc dù tăng mạnh nhưng lượng nhập khẩu là rất nhỏ so vo với lượng cung thịt lợn nội địa. Điều này hoàn toàn có thể lý giải khi mà tiêu dùng thịt lợn có thể được thay thế bởi tiêu dùng một số loại mặt hàng thay thế khác như thịt bò, thịt gà . Sự thiếu hụt về nguồn cung, tăng giá của sản phẩm chính là các yếu tố gây suy giảm tiêu dùng thịt lợn trong nước. Tiêu dùng thịt lợn nội địa sẽ giảm 14,6% (kịch bản 1) giảm 25% (kịch bản 2). Bởi, hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng mong muốn tái đàn sớm với quy mô tái đàn thấp trong khi hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng ngược lại.

Hiện, giá thịt lợn hơi đã bắt đầu hạ nhiệt, trong khi giá con giống khá cao, khiến việc tái đàn của các nông hộ gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), hiện, việc tái đàn trên địa bàn chủ yếu ở các trang trại lớn, đảm bảo an toàn sinh học, nông hộ nhỏ vẫn chưa dám tái đàn.

Từ thực tế này, có thể thấy, chăn nuôi nông hộ dường như đang vô cùng khó khăn khi tìm kiếm cơ hội trong ngành chăn nuôi. "Chỉ cần một cơn bão như dịch tả lợn châu Phi cũng sẽ khiến những hộ chăn nuôi nhỏ giảm đi đáng kể" - ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn Thắng nêu một thực tế.

Toàn cảnh Hội thảo

Cũng theo ông Trần Công Thắng, hội nhập cũng sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ lên cả người sản xuất và thị trường bán lẻ thịt lợn, trong đó, tác động nhiều hơn đến hộ quy mô gia trại và trang trại khi doanh thu phụ thuộc cao vào chăn nuôi.

Bên cạnh những thách thức, ông Trần Công Thắng cho rằng, đây là cơ hội để tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Do đó các chính sách của Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ các các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh; hỗ trợ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chuyển đổi sản xuất sang ngành nghề khác; phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc ăn cỏ… đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học để đảm bảo nguồn cung thịt trong nước. Kiểm soát tốt công tác tái đàn. Tăng cường công tác cảnh báo sớm, thông tin dự báo thị trường.

Về hỗ trợ đền bù thiệt hại, cần ưu tiên phân bổ ngân sách phòng chống và hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi đối với những tỉnh xác định chăn nuôi lợn là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.

Ông Trần Công Thắng cũng cho rằng, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành các hợp tác xã và tăng liên kết với doanh nghiệp; tăng đầu tư vào vùng chuyên canh nguyên liệu, kết nối với hộ sản xuất. Các thiện giống, kỹ thuật chăn nuôi để tăng năng suất, giảm giá thành; tập trung nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm. Đối với người nông dân, cần liên kết để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ động nắm bắt thông tin thị trường….

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần