Đi tìm truyền thuyết Maldives

Theo truyền thuyết dân gian, một hoàng tử tên là Koimala từ Ấn Độ hay Sri Lanka đã tới Maldives từ miền Bắc và trở thành vị vua đầu tiên, truyền bá Phật giáo vào quốc đảo. Cũng có một huyền thoại nổi tiếng về một vị thánh ngoại lai tới từ Ba Tư hay Marốc đã cải tôn giáo nơi đây sang đạo Hồi. Và còn vô số truyền thuyết bí ẩn, đưa những ai ưa khám phá tới xứ sở thiên đường này…
Đi tìm truyền thuyết Maldives

Từ chuyện của “thổ dân”…

Qua chuyến “vượt” mây, “cưỡi” sóng với 3 lần di chuyển máy bay, 2 lần cano và 3 chuyến ôtô để tới “thiên đường” của Ấn Độ Dương, tôi có cơ hội nói chuyện với bà Tamil - người gốc Ấn Độ, sinh sống tại đảo Utheemu Ganduvaru (phía Bắc Maldives) từ những ngày đầu lập quốc (1968). Bà sử dụng tiếng Anh theo ngôn ngữ Ấn. Bà cũng nói, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong thương mại ở các hòn đảo du lịch và hiện nay đang trở thành ngôn ngữ trung gian trong giảng dạy tại các trường học của Chính phủ.

Cũng cần nói thêm, Utheemu Ganduvaru là hòn đảo lịch sử - nơi một sultan (vị vua của đất nước Hồi giáo) tên là Mohamed Thankurufaan từng sinh sống. Vị vua này được coi là một trong những anh hùng của Maldives bởi những hành động bảo vệ người dân từ những kẻ xâm lược Bồ Đào Nha.

Đi tìm truyền thuyết Maldives

Câu chuyện tìm hiểu quốc đảo bắt đầu từ sử sách, được bà Tamil kể lại. Bà bảo, dường như những vị vua cổ đại đã đưa Phật giáo tới từ Sri Lanka, nhưng các truyền thuyết của Maldives lại không giải thích rõ việc này. Bố của bà là nhà giáo, có kể rằng, tại Sri Lanka cũng có những truyền thuyết tương đồng và có lẽ nguồn gốc những dấu tích cổ còn tồn tại ở quốc đảo đã minh chứng cho việc nguồn gốc của Phật giáo tới từ đất nước phía nam Ấn Độ kia.

Giữa thế kỷ 12, người dân Maldives cải theo đạo Hồi giáo Sunni. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của toàn bộ dân cư.

Thời cổ, Maldives nổi tiếng về tiền vỏ ốc, xơ dừa, cá ngừ khô, long diên hương. Những con tàu buôn trong nước và nước ngoài thường chất hàng tại Maldives và đưa chúng tới các bến cảng ở Ấn Độ Dương.

Đi tìm truyền thuyết Maldives
Đi tìm truyền thuyết Maldives

Năm 1968, vương triều bị xóa bỏ và thay thế bằng chính thể cộng hòa. Tên chính thức của đất nước được đặt là Maldives. Du lịch bắt đầu phát triển trên quần đảo này khoảng 5 năm sau đó, từ đầu thập niên 1970.

Maldives bị tàn phá bởi một trận sóng thần sau trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Chỉ 9 hòn đảo thoát khỏi cơn sóng thần này, 57 hòn đảo phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, 14 hòn đảo phải sơ tán hoàn toàn, 6 hòn đảo thiệt hại khá nhiều người. Nhắc tới đây, bà Tamil bùi ngùi: “Utheemu Ganduvaru của chúng tôi cũng là 1 trong 21 hòn đảo bị buộc phải đóng cửa vì những thiệt hại vật chất. Tưởng chừng khi đó cả quốc đảo không thể vực dậy”.

… Đến chuyện của hướng dẫn viên

Rời câu chuyện từ hòn đảo bốn bề sóng vỗ, Thiladhunmathi - hướng dẫn viên bản xứ - đưa chúng tôi tới thăm Nhà thờ Hồi giáo Hukuru Miskiiy - nhà thờ Hồi giáo cổ xưa nhất cùng biết bao câu chuyện ly kỳ xung quanh các bức tường đá bằng san hô, trên đó là các tác phẩm điêu khắc, sự tích nhà thờ khắc bằng tiếng Ả Rập cổ.

Bản sắc Maldives là sự pha trộn giữa các nền văn hóa, phản ánh sự có mặt của các dân tộc trên quần đảo này. Chính vì vậy, khi tới thăm bảo tàng, có thể thấy rất nhiều hiện vật được trưng bày, chứng minh sự phân tầng xã hội rất đơn giản tồn tại trên quần đảo. Chỉ có quý tộc và người dân thường. Các thành viên của xã hội thượng lưu tập trung tại thủ đô Malé. Ngoài ngành công nghiệp dịch vụ, thủ đô là nơi duy nhất người nước ngoài và người bản địa có sự tương tác với nhau.

Đi tìm truyền thuyết Maldives
Đi tìm truyền thuyết Maldives

Vừa dẫn chúng tôi tới chợ cá, Thiladhunmathi vừa cho biết, từ 1978, Maldives thi hành chiến lược phát triển kinh tế bền vững, chú trọng mở cửa kinh tế và đầu tư vào các ngành có khả năng cạnh tranh như đánh cá, du lịch, đóng tàu. Đồng tiền rufiyaa chuyển đổi tự do với các ngoại tệ. Nhờ đó, Maldives duy trì tốc độ phát triển cao ở khu vực, thu hút nhiều tài trợ nước ngoài để bù đắp cho thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên.

Vui và ấn tượng nhất là Thiladhunmathi đã gọi cho hai bạn người Việt Nam tới chơi với chúng tôi. Họ là Vân và Thi - đều là du học sinh tại Malaysia, lấy chồng người Ấn Độ và tới định cư tại Maldives. Trong số gần 60.000 người nước ngoài đang sống và làm việc tại đây, phần lớn tới từ Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal thì cả quốc đảo chỉ có 2 người Việt Nam và vinh dự là họ đều làm việc tại cơ quan công quyền của chính phủ cộng hòa.

Cảm nhận…

Một Maldives nhỏ nhất châu Á về dân số với gần 400.000 người. Yên bình, hiền hòa với những bãi cỏ xanh tít tắp đầy những đàn bồ câu thân thiện.

Một Maldives chỉ có duy nhất một nhà tù nhỏ, trong đó chỉ canh giữ 2 tù nhân vì tội… cãi nhau.

Một Maldives không có chuyện ngoại tình bởi người dân hầu hết quen biết nhau.

Một Maldives mà ngay đường phố chính cũng nhỏ hẹp như bất cứ một ngõ chợ nào trên đất nước Việt Nam, phương tiện di chuyển chính là xe máy, nhưng không một tiếng còi xe.

Một đất nước theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, là thành viên Liên Hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Đi tìm truyền thuyết Maldives
Đi tìm truyền thuyết Maldives

Hầu hết các thứ đều nhập khẩu, vì vậy giá cả tại Maldives khá đắt đỏ, nhưng du khách vẫn tới nườm nượp. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước, mỗi năm đón cả vạn lượt khách, chiếm 20% GDP và hơn 60% trao đổi ngoại hối với 26 đảo san hô tự nhiên, bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng 200 đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống, 80 đảo là nơi nghỉ mát du lịch.

Tất cả đã làm nên một Maldives không thể lãng quên…

Không hề ngạc nhiên khi tỷ lệ kiếm tìm về quốc gia Hồi giáo đa số nhỏ nhất thế giới này trên Google, chỉ trong 0,58 giây đã cho khoảng 286.000.000 kết quả.

Phương Tư Oanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động