Thứ hai 25/11/2024 04:00

Đền, chùa Hà Nội vắng vẻ trong ngày đầu tháng Âm lịch

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện các khu di tích, văn hóa tâm linh hiện đang tạm đóng cửa để thực hiện phòng chống dịch Covid-19, nhưng từ sáng sớm ngày 12/5 (tức ngày mùng 1/4 âm lịch), những đền, chùa nổi tiếng của Hà Nội vẫn có người dân đến lễ vọng từ bên ngoài với số lượng khá thưa thớt.
Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong cộng đồng, các cơ sở di tích, đền chùa tại Hà Nội đã được yêu cầu tạm đóng cửa, dừng đón khách từ 17h00 ngày 3/5, đây là lần thứ 4 các di tích, đền chùa ở Thủ đô phải tạm đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Tại một số ngôi đền, chùa lớn như Phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh, chùa Hà, chùa Trấn Quốc,... ngay từ sáng sớm người dân đã đến dâng lễ, cầu may trước cổng. Đa số đều thực hiện đứng giãn cách và đeo khẩu trang phòng dịch.
Ghi nhận tại Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, Tây Hồ), người dân đi lễ vắng hơn những ngày mùng 1 bình thường.
Trời nắng nóng gần 40 độ C, tuy nhiên nhiều người vẫn chọn cách khấn, vái từ xa.

Bà Hà Thị Phương, chủ cửa hàng kinh doanh hoa quả tại cổng Phủ Tây Hồ cho biết, do tình hình dịch phức tạp, cộng với chỉ đạo của thành phố không tụ tập đông người nên người dân đến Phủ giảm hẳn, từ sáng sớm đến trưa chỉ thưa thớt người dân đến vái vọng.

Tuy nhiên, một số ít lại đeo khẩu trang không đúng quy định.

Sáng 11/5, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành chỉ thị hỏa tốc về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, chỉ thị yêu cầu dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, không tập trung quá 10 người ngoài công sở.

Trước đó, trước tình hình nhiều tỉnh, thành phố đã có các ca mắc Covid-19, hoặc nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương, tạm dừng mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Ngọc Long - Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An - cho biết, thông qua hệ thống camera giám sát được bố trí tại cổng Phủ Tây Hồ khi nhận thấy người dân tụ tập trên 10 người, phường sẽ yêu cầu lực lượng chức năng tiến hành giải tán để đảm bảo công tác phòng chống dịch được an toàn.
Lực lượng chức năng thường xuyên túc trực nhắc nhở người dân không tụ tập nơi công cộng.
Khung cảnh vắng vẻ tại đền Quán Thánh.
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Âm lịch hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin