Chủ nhật 22/12/2024 16:06

Đề xuất thí điểm xây dựng mô hình Khu thương mại tự do thành phố Hải Phòng

Hải Phòng cần chủ động nghiên cứu, đánh giá các cơ chế, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay của thế giới để xây dựng Đề án thành lập Khu thương mại tự do.

Ngày 2/8, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chia sẻ, ngày 14/11/2017, tại buổi làm việc với TP. Hải Phòng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngđã gợi ý Hải Phòng có thể nghĩ tới việc đề nghị Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về sự phát triển của địa phương phù hợp với xu thế và định hướng, mong muốn sau này.

Từ gợi ý của Tổng Bí thư, TP. Hải Phòng đã gấp rút thực hiện việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 32 và triển khai xây dựng Nghị quyết mới.

Từ kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 5/8/2003 của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết số 45 ra đời là kim chỉ nam cho sự phát triển của Hải Phòng với những định hướng rất rõ ràng, cụ thể, những cơ chế, chính sách đủ mạnh để thành phố phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, bứt phá nhằm thực hiện mục tiêu Hải Phòng phải đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ” – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu khẳng định.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu phát biểu - Ảnh: Báo Đầu tư/Thanh Sơn

Những thành tựu mà thành phố đạt được trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Nghị quyết 45 và Nghị quyết đang thực sự đi vào cuộc sống trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thẳng thắn nhận định, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 45, có những khó khăn nội tại nhưng cũng có những khó khăn thuộc về cơ chế chung. Trong đó, Nghị quyết 45 đề ra mục tiêu Hải Phòng đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải hiện nay đã lấp đầy khoảng hơn 80% đất công nghiệp, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tiến độ còn chậm, nên dư địa để thu hút đầu tư còn ít, không đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư, nhất là các dự án lớn.

Hệ thống cơ chế chính sách đặc thù, thúc đẩy phát triển thì còn khá khiêm tốn, chưa đủ sức tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thành phố, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của thành phố. Sự đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo còn chưa tương xứng với nhu cầu. Thành phố đang rất thiếu những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để phục vụ phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến, hiện đại.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 45, nhiều kế hoạch, chương trình, đề án được ban hành; nhiều nguồn lực được bố trí để triển khai, nhất là các lĩnh vực mũi nhọn. Vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của TP. Hải Phòng đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước tiếp tục được khẳng định. Phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả ấn tượng, là điểm sáng trong bức tranh chung của cả nước”.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Báo đầu tư/Thanh Sơn

Cụ thể, quy mô kinh tế Hải Phòng không ngừng được mở rộng, duy trì vị trí thứ hai trong Vùng đồng bằng sông Hồng, sau Hà Nội. Tăng trưởng GRDP bình quân đầu người giai đoạn 2019 - 2023 đạt 11,64%/năm, gấp 2,83 lần mức tăng bình quân chung của cả nước và gấp 1,97 lần GDP vùng đồng bằng sông Hồng. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt hơn 7.800 USD/người, gấp 1,83 lần năm 2018 và bằng 1,87 lần so với cả nước, đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, Hải Phòng trở thành một trong những địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giai đoạn 2019 - 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của thành phố đã có những chuyển biến mạnh mẽ, liên tục đạt vị trí xếp hạng cao. Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của thành phố luôn duy trì là một trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước kể từ năm 2012 - năm đầu tiên Bộ Nội vụ thực hiện đo lường, đánh giá chỉ số này.

Hải Phòng liên tục nằm trong danh sách các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI toàn quốc, thành phố đã thu hút được 14 tỷ USD vốn FDI, đứng thứ 6 trong cả nước và được 307.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư Vùng đồng bằng sông Hồng với điểm sáng là khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Nhiều dự án quy mô lớn đến từ các tập đoàn, công ty hàng đầu tư thế giới và trong nước như LG, SK, Bridgestone, Vinfast...

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nhấn mạnh vào các cơ chế, chính sách để phát triển thành phố Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước, động lực phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với thành phố Hải Phòng và các bộ, ngành liên quan xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15, ngày 13/11/2021 về "thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng" đối với 3 lĩnh vực: quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 45/NQ/TW, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng đã có nhiều sự bứt phá - Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

Tại Hội nghị, ý kiến của các đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương, chuyên gia đều có chung nhận định, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu trong 5 năm qua dù còn nhiều khó khăn...Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa đạt được kỳ vọng trong lộ trình phát triển. Do đó, Hải Phòng cần xây dựng, hoàn thiện và kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố trong giai đoạn tới; trọng tâm là cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng với đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cụ thể cho Hải Phòng trong triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Sớm thành lập và triển khai đầu tư Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng; Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; trong đó trọng tâm là thí điểm mô hình Khu thương mại tự do thành phố Hải Phòng….

Thành phố nghiên cứu, xây dựng Đề án tổ chức chính quyền đô thị được quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, chế độ, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền gắn với một số cơ chế, chính sách hợp lý, kết hợp đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý theo "mô hình chính quyền đô thị" phù hợp đặc thù đô thị loại I...

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm