Thứ ba 05/11/2024 23:21

Đề xuất các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Trong đó, Bộ đề xuất thêm một số trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng.
Ảnh minh họa

Bộ Tư pháp cho biết, quy định về trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng tại Trung tâm Đăng ký tại Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BTP chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Cụ thể, thứ nhất, theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Trên cơ sở quy định này, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và Thông tư số 08/2018/TT-BTP chỉ quy định việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với trường hợp thế chấp tài sản là động sản và bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản có bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, các biện pháp bảo đảm khác có yếu tố chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm như cầm cố, đặt cọc, ký cược… không phải đăng ký.

Tuy nhiên, thực tiễn đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký thời gian qua cho thấy, trong hoạt động cấp tín dụng, có rất nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng có yêu cầu đăng ký đối với biện pháp cầm cố tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, động sản khác) hoặc yêu cầu đăng ký biện pháp đặt cọc với lý do, theo quy định tại Điều 298 Bộ luật Dân sự thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm là do các bên thỏa thuận, đồng thời Bộ luật không hạn chế việc bên nhận bảo đảm đã nắm giữ, chiếm giữ tài sản bảo đảm nhưng vẫn tiếp tục lựa chọn đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thứ hai, trên thực tế, ngoài việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và Thông tư số 08/2018/TT-BTP, hiện nay, Trung tâm Đăng ký còn nhận được các yêu cầu đăng ký đối với các thoả thuận trong các hợp đồng, giao dịch không phải là biện pháp bảo đảm, ví dụ như thoả thuận trong hợp đồng gửi giữ hàng hóa. Ngoài ra, qua rà soát Bộ luật Dân sự năm 2015 cho thấy, hiện Bộ luật đang quy định về một số hợp đồng, giao dịch như: Hợp đồng ký gửi hàng hoá, hợp đồng mượn tài sản, thỏa thuận mua trả chậm hoặc trả dần, thỏa thuận chuộc lại tài sản đã bán, theo đó các thoả thuận trong các hợp đồng, giao dịch này cũng chưa có cơ chế đăng ký để công khai hóa thông tin và bảo vệ quyền của chủ sở hữu.

Tuy nhiên, Thông tư số 08/2018/TT-BTP chưa quy định về các trường hợp đăng ký nêu trên, dẫn đến gây khó khăn, lúng túng trong giải quyết yêu cầu đăng ký, đồng thời chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đăng ký của cơ quan đăng ký và người dân, doanh nghiệp khi có yêu cầu đăng ký thuộc trường hợp này.

Tại dự thảo, Bộ Tư pháp dự kiến bổ sung việc đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng đối với 2 trường hợp: Thứ nhất, bổ sung quy định về đăng ký các biện pháp bảo đảm khác bằng động sản không phải tàu bay, tàu biển, trừ cầm giữ tài sản.

Thứ hai, bổ sung quy định về đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký đối với các thỏa thuận trong hợp đồng, giao dịch không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật có liên quan (ví dụ như: Hợp đồng ký gửi hàng hoá, hợp đồng mượn tài sản, thỏa thuận mua trả chậm hoặc trả dần, thỏa thuận chuộc lại tài sản đã bán, thỏa thuận tài sản chung vợ chồng...) trong trường hợp cá nhân, pháp nhân có yêu cầu nhằm mục đích công khai hóa thông tin.

Đây là các trường hợp chưa được quy định trong Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, Thông tư số 08/2018/TT-BTP, tuy nhiên là trường hợp đã phát sinh trong thực tiễn và có nhu cầu đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký (điển hình là hợp đồng cầm cố, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký gửi hàng hóa).

baochinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty An Phát và Công ty Phú Ngọc

Thanh Hóa: Bắt đối tượng Bùi Văn Tuấn để điều tra hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ

Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện nhiều vi phạm tại các quán bar ‘trá hình’

Cà Mau: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Đầu tư xây dựng BOT & BT miền Nam

Cục Thuế Bạc Liêu cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Đầu tư xây dựng Thiên Long

Công an Hà Nội tìm thanh niên nhận tiền làm hồ sơ xuất khẩu lao động rồi 'mất hút'

Hoàn tất cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Cục Thuế Hà Nam công khai danh sách 140 người nộp thuế nợ tiền thuế khu vực Duy Tiên – Lý Nhân

Hòa Bình: Công ty Đô thị sinh thái dầu khí Hòa Bình bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh phát hiện nhiều thiếu sót tại Công ty Công ích quận 12

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng 'bút phê' trái thẩm quyền được giao tại dự án Đại Ninh

Bình Thuận: Công ty Thép Trung Nguyên và loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế

Long An: Xử phạt Công ty Samduk Việt Nam, truy thu hơn 5,5 tỷ đồng tiền thuế

Thái Bình: Công ty TNHH Thương mại vận tải biển An Phát bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Tuyên Quang: Cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn đối với Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Duy Long

Hà Nội: Khởi tố vụ án trốn thuế trong hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Dự án hồ chứa nước Bản Mồng chậm tiến độ gây lãng phí: Khởi tố 8 bị can

Dòng chữ 'Tập đoàn Sơn Hải bảo hành 10 năm' trên biển báo cao tốc bất ngờ bị xóa

Nghệ An: Bắt Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bông Sen Vàng lừa đảo góp vốn đầu tư

Kiên Giang: Bắt 3 đối tượng bán 3ha đất rừng phòng hộ tại TP. Phú Quốc