Thứ sáu 27/12/2024 09:15

Đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam

VN đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện sớm thành lập các Văn phòng XTTM tại Hải Khẩu, Thành Đô và Nam Kinh.

Ngày 4/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Tổng thư ký Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt Nam-Trung Quốc đã hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung, Tổng thư ký Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung Quốc-Việt Nam.

Đóng thùng sầu riêng xuất khẩu đi Trung Quốc. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Tại cuộc hội đàm, hai bên bày tỏ vui mừng trước đà phát triển tích cực và những thành quả mang tính dấu mốc của quan hệ Việt-Trung thời gian qua, nhất là sau chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2023).

Hai bên đã đi sâu thảo luận các biện pháp nhằm cụ thể hóa và thực hiện nhận thức chung cấp cao, nhất là Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược Việt Nam-Trung Quốc.

Trong đó, nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc, tổ chức tốt các chuyến thăm cấp cao; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, tổ chức tốt Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, ngoại giao; mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại, kết nối giao thông mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch; tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, xử lý ổn thỏa các vụ việc tồn đọng hoặc nảy sinh ở biên giới theo đúng các văn kiện, thỏa thuận giữa hai bên.

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên tăng cường kết nối giao thông, trọng tâm là các tuyến đường bộ, đường sắt kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với khu vực phía Nam, Tây Nam, Trung Quốc; đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện sớm thành lập các Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu, Thành Đô và Nam Kinh, sớm đàm phán ký kết Thỏa thuận khung về Thương mại Gạo, hỗ trợ doanh nghiệp đạt "Thương hiệu Quốc gia" của Việt Nam xây dựng kênh phân phối, phát triển thương hiệu tại thị trường Trung Quốc

Hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc - Việt Nam đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cũng đề nghị hai bên mở rộng hợp tác đầu tư, đồng thời, đôn đốc, chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp liên quan tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn đọng kéo dài tại một số dự án công nghiệp như Mở rộng giai đoạn II Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc; đẩy nhanh triển khai các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam, trong đó có Dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Y dược học Cổ truyền và các dự án y tế, giáo dục, dân sinh khác; lập Nhóm công tác để thúc đẩy hợp tác du lịch để sớm khôi phục như trước dịch COVID-19; tăng cường hợp tác nguồn nước, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên, nhất là các quốc gia hạ nguồn.

Nhất trí với các đề xuất hợp tác của Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản chất lượng cao của Việt Nam, tích cực thúc đẩy quy trình cấp phép nhập khẩu chính thức cho dừa tươi, các loại hoa quả có múi, bơ của Việt Nam.

Trợ lý Bộ trưởng Nông Dung đề nghị hai bên đẩy nhanh xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh để nâng cao hiệu suất thông quan, hạn chế tình trạng ùn tắc hàng hóa ở các cửa khẩu biên giới; mở rộng hợp tác về phát triển xanh, kinh tế số, phát triển năng lượng mới như điện gió, điện Mặt Trời; tích cực phối hợp, hợp tác tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế.

Hai bên trao đổi ý kiến thẳng thắn, chân thành về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển trong bối cảnh quốc tế, khu vực phức tạp hiện nay.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, phát huy hiệu quả các cơ chế đàm phán, nỗ lực kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển theo nguyên tắc tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau, cùng các nước ASEAN thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nhau được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không để xảy ra các vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá, ngư dân, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định ở khu vực./.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm