Thứ tư 01/01/2025 21:09
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV:

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trung hạn

Giải ngân vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chậm; thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư công còn nhiều vướng mắc…, là những nội dung chính được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến trong phiên làm việc tại hội trường và thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội ngày 29/5 trong nghị trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV.

Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư công chậm

Tờ trình do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày nhấn mạnh: thủ tục phê duyệt, quyết định liên quan đến danh mục dự án đầu tư công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cũng như điều chỉnh dự án đã được phê duyệt, ngay cả với những nội dung điều chỉnh nhỏ, không làm thay đổi tổng vốn đầu tư dự án vẫn còn khá rắc rối. Đây chính là một trong những nguyên chính nhân làm chậm trễ đầu tư công.

Đại biểu Quốc hội lo lắng về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trung hạn khá chậm chạp

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho biết, thực hiện ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội xem xét, cho phép bổ sung các dự án mới sử dụng nguồn vốn từ điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và dự phòng 10% tại các Bộ, ngành, địa phương vào danh mục dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh, thay tên một số dự án của TP. Đà Nẵng và Văn phòng Trung ương Đảng; bổ sung kế hoạch và dự toán ngân sách trung ương năm 2019 vốn viện trợ không hoàn lại cho dự án hỗ trợ kỹ thuật của TP. Hồ Chí Minh.

Dẫn chứng một vài dự án, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nêu, thay tên một số dự án của Đà Nẵng và Văn phòng Trung ương Đảng hay đổi tên dự án toà nhà của Ban Tổ chức trung ương sang Ban Tuyên giáo trung ương nhưng tổng vốn đầu tư không thay đổi… mà khi trình ra Quốc hội đã mất tới 5 tháng để có quyết định cuối cùng. Tương tự, dự án của Đà Nẵng với hai hợp phần, chỉ đổi hợp phần sau lên trước và không làm cho vốn đầu tư thay đổi cũng đã phải dừng lại để chờ Quốc hội cho phép phê duyệt.

Tuy nhiên, trong Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải trình bày lại chỉ ra rằng, những dự án mà Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nêu trong tờ trình có nguồn vốn khác nhau nên phải làm đúng theo nguyên tắc đầu tư chứ không phải vì thủ tục phiền hà và nói như Bộ trưởng Dũng có thể dẫn đến hiểu nhầm.

Khuyến nghị giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về vấn đề này. Ghi nhận tại một số tổ thảo luận, nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng trước tiến độ giải ngân vốn đầu tư công rất chậm.

Nhắc lại thời điểm tháng 11/2016, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) nói, Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 với tổng nguồn vốn là 2 triệu tỷ đồng, trong đó, có 1,120 triệu tỷ đồng là ngân sách Trung ương và 880 nghìn tỷ đồng là ngân sách địa phương. Hiện nay, chúng ta chỉ thảo luận về con số 1,120 triệu tỷ đồng, phần còn lại các địa phương đã cân đối trong kế hoạch của mình.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Năm 2020 sẽ diễn ra Đại hội Đảng các cấp, khi đó chúng ta đã có dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng 13 với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Đây là cơ sở để quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn cho giai đoạn tiếp theo

Theo đại biểu Ngân, trong 1,120 triệu tỷ đồng nói trên có 260 nghìn tỷ là vốn trái phiếu Chính phủ dành để phân bổ đầu tư và trong 3 năm qua, Quốc hội đã phê duyệt phân bổ 145/260 nghìn tỷ đồng này và đến nay Chính phủ đã giao vốn cho các địa phương được 124 nghìn tỷ đồng.

“Đến nay mới chỉ giải ngân thực tế được trên 67 nghìn tỷ đồng trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và theo tính toán của Chính phủ, dự kiến trong giai đoạn 2016-2020 sẽ giải ngân được trên 190 nghìn tỷ đồng, như vậy còn dư trên 63 nghìn tỷ đồng” – đại biểu Ngân đưa số liệu và cho biết, ngoài ra còn khoản dự phòng 10%, tương ứng với khoảng 44 nghìn tỷ đồng. Nêu nguyên nhân chậm giải ngân, đại biểu cho rằng trước hết do đến tháng 11/2016 Quốc hội mới phê duyệt kế hoạch nên sang năm 2017 Chính phủ mới thực hiện các bước phân bổ vốn theo quy định.

Khuyến nghị giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần rà soát lại danh mục các dự án, chọn ra những dự án cấp bách để tập trung nguồn vốn và chỉ đạo tổ chức thực hiện trước. Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội tại các địa phương phải phát huy vai trò giám sát của mình đối với các dự án đã nằm trong kế hoạch đầu tư công được phê duyệt.

Trong dài hạn, các đại biểu cho rằng, Quốc hội vẫn phải tiếp tục giữ vai trò quyết định tổng vốn và danh mục dự án đầu tư công trung hạn, tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quyết định vào thời điểm nào? Đặt câu hỏi và trả lời, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, thời điểm quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vào kỳ họp Quốc hội thứ 10 cuối năm 2020 là thích hợp nhất vì không chỉ phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước… mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ chủ động thực hiện sau đó.
Hoàng Châu - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sỹ - đội quân văn hóa của Đảng

Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Lào

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc