Đầu tư chứng khoán: “Đón sóng” sao cho hiệu quả
Thị trường chứng kiến nhiều cơn nổi sóng
Thị trường chứng khoán đã trải qua những tháng từ đầu năm 2021 nhiều cảm xúc. Từ sự hoảng loạn của nhà đầu tư khi chứng khiến sự đảo chiều, rớt giá liên tục đến những giao dịch thăng hoa. Nhiều cổ phiếu đồng loạt lao dốc nhưng cũng có những những phiên nổi sóng.
“Gió đổi chiều” bất ngờ, dự báo “lệch pha”, trước thị trường biến động, trong khi không ít người sốt sắng cắt lỗ thì nhiều nhà đầu tư vẫn bình chân. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Hầu hết các chuyên gia đều nhận định, nửa cuối năm 2021, thị trường sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực. Trong ngắn hạn, những cổ phiếu của thương hiệu lớn sẽ tăng bất chấp định giá đắt đỏ. Bởi họ kỳ vọng, càng về cuối năm, tăng trưởng sẽ mạnh hơn, hút được dòng tiền lớn. Nổi bật nhất phải kể đến nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, thủy sản, chứng khoán, thép...
Thị trường cũng đã có những phản ứng trái chiều với quyết định không cho nhà đầu tư hủy hoặc sửa lệnh. Bên cạnh những giải pháp, giới đầu tư nên có chiến thuật phù hợp để hạn chế tổn thất trong thời gian chờ đợi nâng cấp hệ thống.
Khi đặt lệnh MP, cần cân nhắc kỹ để tránh mất cân bằng cung cấp, gây thiệt hại tới tỷ suất danh mục. Đồng thời, đặt ra những ngưỡng chốt lời, chấp thuận rủi ro phù hợp khi đặt lệnh để cân bằng lợi ích.
Không nao núng trước “bão” thị trường
Tâm lý hoảng loạn khi thị trường biến động là điều khó tránh, nhất là với các nhà đầu tư mới. Rất khó để có thể đưa ra giải pháp toàn vẹn. Nhưng muốn thắng ở môi trường khốc liệt này, phải biết cần biết quản trị rủi ro, nắm vững quy luật của thị trường, biết thời điểm đầu tư và biết điểm dừng.
Theo chuyên gia chứng khoán, TS. Trần Thị Thanh Hường – Giám đốc VPS Quảng Ninh, trong công thức của những người thành công, chỉ báo chỉ chiếm khoảng 15%, còn quản trị cảm xúc mới là vấn đề cốt lõi. Đó sự phản ánh thái độ của nhà đầu tư trước các diễn biến thị trường.
“Làm chứng khoản phải có cái đầu lạnh và chút máu liều. Cần chuẩn bị cho mình thái độ điềm tĩnh, không nao núng dù thị trường có lên hay xuống. Những ai tham gia vào thị trường với tâm lý đám đông, muốn đánh quả hay có suy nghĩ đỏ đen, dựa vào sự may rủi thì nên cân nhắc lại”, TS. Trần Thị Thanh Hường cho biết.
Nguyên tắc 10.000 giờ luyện tập có chủ đích của Malcolm Gladwell luôn đúng nếu muốn trở thành bậc thầy trong mọi lĩnh vực. Nếu áp dụng quy tắc này vào việc đầu tư chứng khoán, để thành thạo với nghề, nhà đầu tư cần rèn luyện 8 tiếng liên tục, 5 ngày mỗi tuần đều đặn trong suốt một năm ròng rã.
Đầu tư bản chất là một công việc khó. Trên thị trường chứng khoán ngày càng khốc liệt, có kiến thức là đầu tư, không có kiến thức là cờ bạc, rủi ro và lợi nhuận luôn song hành. Đầu tư ở đâu mà thiếu chuẩn bị kiến thức, vào thị trường theo tâm lý đám đông thì ở "sân chơi" nào khả năng mất tiền cũng đều cao như nhau. Hãy dành thời gian để tích lũy kiến thức và tự làm mình giỏi hơn, kỷ luật hơn mỗi ngày. Khi đã có kế hoạch, nắm được quy luật thị trường, vững vàng tâm lý thì cơ hội thắng sẽ tăng cao.
Với gần 20 năm trong ngành Ngân hàng – Chứng khoán, từng có những bài học đau đớn khi bước chân vào nghề, Giám đốc VPS Quảng Ninh đã mở nhiều lớp đào tạo trao giá trị cho nhà đầu tư như Quản trị tài chính cá nhân, Quản lý danh mục đầu tư, Quản trị cảm xúc… nhằm quản lý dòng tiền để giúp các nhà đầu tư mới hạn chế rủi ro.
Các lớp học miễn phí này sẽ giúp học viên phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng về thị trường để tránh được những sai lầm không đáng có trong đầu tư. “Mục tiêu lớn nhất của tôi là mang đến cơ hội cho nhà đầu tư, xây dựng một thị trường chứng khoán minh bạch, công bằng”, TS. Trần Thị Thanh Hường cho biết.