Thứ năm 28/11/2024 08:16

Đấu tranh chống kinh doanh hàng giả đứng trước nhiều thách thức

Đây là nội dung hội thảo “Nhận diện khó khăn, thách thức trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” vừa diễn ra.

Tại hội thảo diễn ra ngày 9/8 vừa qua, nhiều nội dung liên quan đến các thách thức trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được các chuyên gia thẳng thắn nhìn nhận.

Hội thảo do Viện Kinh tế Việt Nam và Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương tổ chức.

Thông tin tại hội thảo cho thấy, trong thời gian qua, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đồng thời có nhiều biện pháp quản lý, ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quang cảnh hội thảo

Tuy nhiên, lâu nay hàng giả, hàng nhái được tiêu thụ công khai nhưng việc tổ chức sản xuất thì diễn ra trong bóng tối nên những nỗ lực ngăn chặn vẫn chưa thể triệt để để loại trừ hoàn toàn. Các giải pháp, chính sách của Nhà nước vẫn chỉ mới cắt ngọn vấn nạn, chưa đủ cách thức và sức nặng răn đe để loại trừ vấn nạn từ gốc rễ.

Không dừng lại ở mức độ vụ việc, hành vi đơn lẻ, hàng giả, hàng nhái đã thật sự trở thành một “ngành công nghiệp” đen tối đục ruỗng nền kinh tế đất nước, tàn phá sức khỏe và quyền lợi của nhân dân, phá hoại thành quả của nhà sản xuất kinh doanh chân chính, gây hoang mang xã hội, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa chân chính trong mục tiêu phát triển trong nước và vươn ra thế giới.

Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, thực tiễn cho thấy nổi lên các khó khăn, thách thức trong đấu tranh chống sản xuất kinh doanh hàng giả.

Một là, thủ đoạn của các đối tượng vận chuyển, nhập lậu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thường xuyên thay đổi để đối phó với lực lượng thực thi.

Hai là, hệ thống pháp luật chưa điều chỉnh, hoàn thiện kịp so với yêu cầu thực tế nên hiệu quả đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ba là, công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các bên liên quan vẫn chưa đủ mạnh.

Bốn là, nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế.

Cùng quan điểm, TS Phan Thế Thắng, Ban bảo vệ người tiêu dùng, Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia cũng cho rằng nguyên nhân sâu xa của việc tồn tại và phát triển của hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến những bất cập trong cơ chế quản lý, do sự vô tình “tiếp tay” của người tiêu dùng. Mặt khác còn có sự ngại động chạm đến kiện cáo của người tiêu dùng cũng như ý thức tự bảo vệ của doanh nghiệp với chính sản phẩm của mình chưa cao.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, trên cơ sở nhận diện những thách thức như đã nêu, các giải pháp hiệu quả trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả thời gian tới vẫn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan thực thi, doanh nghiệp và người tiêu dùng đi đôi với rà soát quy định của pháp luật để tăng tính răn đe.

Tại hội thảo, xu hướng truy xuất nguồn gốc tiên tiến “EPC Global, các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc phân định các vật phẩm và tài sản sử dụng RFID” hiện được nhiều nước áp dụng đã được chia sẻ bởi TrueData. Đây là một giải pháp theo vết, chống giả sản phẩm “Make in Việt Nam” với giải pháp sử dụng chíp RFID của Tập đoàn NXP Semiconductors (tập đoàn chíp bán dẫn định danh hàng đầu thế giới) hợp chuẩn GS1, không thể sao chép, làm giả.

Đại diện TrueData chia sẻ giải pháp công nghệ đấu tranh chống hàng giả

Đây là giải pháp cập nhật dữ liệu của sản phẩm theo thời gian thực trong hành trình từ sản xuất đến tay người tiêu dùng, việc dữ liệu đi song song với đường đi của sản phẩm dễ dàng chỉ ra ai là người chịu trách nhiệm, ở khâu nào vi phạm (sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng). Dễ dàng phân biệt sản phẩm thật, giả cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, người tiêu dùng với kết quả chính xác theo thời gian thực và chi phí “không” đồng.

Giải pháp này cũng dễ dàng kết nối với các nền tảng phần mềm quản lý của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chi phí thiết bị đầu cuối tiếp cận “0” đồng, cho người tiêu dùng là “0” đồng.

Các ý kiến tại Hội thảo đề xuất một số vấn đề cần tập trung bảo đảm bảo mới tạo ra giải pháp hiệu quả trong đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực quản lý hàng hóa, giải pháp phải dễ dàng xác định sản phẩm chính hãng, như vậy cơ quan chức năng không phải chờ giám định gây tốn kém, tổn thất nhiều thời gian và chi phí cho các bên liên quan.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và chủ thể quyền sử hữu trí tuệ.

Nhà sản xuất lựa chọn giải pháp bảo vệ sản phẩm thương hiệu của mình, áp dụng truy xuất nguồn gốc với các tem nhãn không thể làm giả, sao chép.

Người tiêu dùng nâng cao ý thức trách nhiệm, sử dụng công cụ hiệu quả, dễ tiếp cận để phân biệt, từ chối mua hàng, đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm.

Các cơ quan truyền thông tích cực tuyên truyền, phối hợp cùng các Hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng tạo nên sự đồng bộ nâng cao hiệu lực hiệu quả, bảo đảm sản xuất tiêu dùng bền vững.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Tối 26/11, thêm khách hàng trúng Vietlott Power 6/55 nhiều tỷ đồng

Bình Thuận: Thu hồi 11 giấy phép xe tập lái cải tạo trái phép

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Trường Quản trị và Kinh doanh ra mắt tạp chí Quản trị, An ninh và Công nghệ​

Nhiều điểm cần chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025