Thứ sáu 08/11/2024 01:38

Đăng ký thương hiệu cho hàng hoá xuất khẩu: Gia tăng lợi thế cạnh tranh và uy tín trên thị trường

Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp. Nếu mất thương hiệu, không chỉ mất đi lợi thế cạnh tranh mà còn mất uy tín, mất thị trường.

Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp. Nếu mất thương hiệu, không chỉ mất đi lợi thế cạnh tranh mà còn mất uy tín, mất thị trường. Đây là chia sẻ của ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Theo một số thông tin gần đây, nhiều nông sản, mặt hàng của Việt Nam đã bị doanh nghiệp các nước như Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu trước. Ông có khuyến cáo gì với các doanh nghiệp, địa phương, các ngành chức năng trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ cho nông sản Việt, hàng Việt?

Ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)

Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có ý thức hơn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu. Trong vòng 5 năm qua, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp đã tăng gần 50%, từ 37.300 đơn lên 55.600 đơn. Tương tự số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ cũng tăng gấp đôi từ 105 đơn lên 269 đơn.

Tuy nhiên, có thể thấy so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động vô cùng lớn ở nước ta hiện nay với gần 800.000 doanh nghiệp thì số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu vẫn còn chưa tương xứng.

Các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đầy đủ ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Nhãn hiệu được bảo hộ theo lãnh thổ nên doanh nghiệp có đăng ký ở Việt Nam cũng không có nghĩa sẽ được bảo hộ ở thị trường nước ngoài. Vì thế, doanh nghiệp có sản phẩm thương hiệu tốt có nhu cầu xuất khẩu cần chủ động xin bảo hộ tại nước ngoài.

Như vậy, theo ông doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho vấn đề xây dựng thương hiệu, để hàng hóa Việt vươn ra "biển lớn"?

Nếu doanh nghiệp nào đang có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc chuẩn bị xuất khẩu ra nước ngoài, cần tiến hành đăng ký thương hiệu ngay. Đó chính là cách duy nhất để doanh nghiệp không rơi vào tình huống phải đi kiện tụng sẽ rất tốn kém thời gian, tiền bạc.

Ảnh minh họa

Chi phí đăng ký thương hiệu ra nước ngoài ban đầu có thể khá cao so với khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp nhưng không đáng là bao khi so sánh với chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nếu rơi vào tình huống phải đi kiện tụng để lấy lại thương hiệu.

Việt Nam đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng dẫn đến những cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Và để có thể tồn tại và phát triển tại các thị trường có tính cạnh tranh khốc liệt, không còn cách nào khác các doanh nghiệp Việt cần phải nghiêm túc trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu để đứng vững trong thị trường cả trong nước và quốc tế.

Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sang các nước trên thế giới, chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định. Ông có lưu ý gì thêm trong vấn đề này?

Khi đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này chủ yếu là do sự khác biệt quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lýgiữa Việt Nam và các nước.

Tôi rút ra được một số bài học, đó là: Nghiên cứu các quy định của nước đăng ký, chuẩn bị hồ sơ một cách tốt nhất. Với các loại dự án hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài nói chung, cần xác định có thời hạn dài hơn, tránh việc phải gia hạn dự án nhiều lần.

Đồng thời, các khâu phê duyệt dự án, thẩm định tài chính, tổ chức tuyển chọn, đấu thầu phải được thực hiện nhanh hơn, tránh kéo dài ảnh hưởng đến thời gian của dự án. Từ bài học kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lý sang Nhật Bản, chúng tôi thấy vấn đề kinh phí là một thách thức rất lớn, do đó, địa phương cần lên phương án rõ ràng về kinh phí khi tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài.

Đặc biệt, chúng ta cần có sự vào cuộc và phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan, bởi đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài là loại công việc phức tạp, vì vậy, rất cần sự vào cuộc của tất cả các đơn vị/tổ chức/cá nhân có liên quan.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Ông Trần Ngọc Năm: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã thể hiện tinh thần theo cơ chế thị trường

Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về 'sức khoẻ' của doanh nghiệp

Báo Công Thương: Giữ vững sứ mệnh, ghi dấu ấn một hành trình đổi mới đầy cảm hứng

Năng lực ứng phó điều tra phòng vệ thương mại của doanh nghiệp đã có bước tiến