Đàm phán thương mại Mỹ-Nhật: Áp lực càng lớn, tốc độ càng nhanh
Tokyo hiểu rằng tổng thống Mỹ đang tìm kiếm một thành tựu rõ ràng trong các cuộc đàm phán thương mại trước chu kỳ bầu cử tổng thống bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm tới. Khi các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc mất nhiều thời gian hơn dự kiến và các cuộc đàm phán với EU vẫn chưa bắt đầu, Nhật Bản là mục tiêu tích cực mà Mỹ hướng tới nhằm hiện thực hóa cam kết cắt giảm mất cân bằng thương mại. Trong khi đó, ở Nhật Bản, cuộc bầu cử thượng viện của cơ quan lập pháp quốc gia, Diet, sẽ được tổ chức vào khoảng tháng 7 và Thủ tướng Nhật Bản muốn tránh tuyên bố cắt giảm thuế quan cụ thể đối với hàng nhập khẩu nông nghiệp trước các cuộc thăm dò. Bởi vậy, tại hội nghị thượng đỉnh ngày 26/4 với Tổng thống Trump, Thủ tướng Abe hứa sẽ hợp tác để theo đuổi một hiệp định nhanh chóng về thương mại, có thể đến ngay sau cuộc bầu cử mùa hè.
Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ đến Mỹ khi tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 tới đây. Một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật trong chuyến đi đó có thể là nơi ký kết hiệp định thương mại, đây sẽ là một kết luận nhanh chóng khi xem xét các cuộc đàm phán chỉ bắt đầu trong tháng 4. Sau khi ban đầu đồng ý đàm phán thương mại song phương vào tháng 9 năm ngoái, Mỹ và Nhật Bản đã không thể bắt đầu đối thoại chính thức khi Washington bị sa lầy trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Mỹ đã bước vào mùa bầu cử khi chuẩn bị cho cuộc đua tổng thống năm 2020. Có một mối quan tâm đáng kể trong ngành nông nghiệp Mỹ rằng thị phần của Mỹ tại Nhật Bản sẽ bị chuyển cho Australia do mức thuế thấp hơn đối với xuất khẩu nông sản nhờ Hiệp định CPTPP. Theo CPTPP, thuế quan của Nhật Bản đối với nhập khẩu thịt bò dự kiến sẽ giảm từ 38,5% xuống còn 9,5% hiện tại trong 16 năm và thuế đối với nhiều loại rau và rượu vang cũng sẽ giảm. Nhà Trắng có khả năng sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận bằng cách chỉ ưu tiên các lĩnh vực như nông nghiệp. Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh việc không muốn các điều khoản giao dịch với Nhật Bản kém thuận lợi hơn các quốc gia khác.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản đã được đầu tư khá kỹ lưỡng khi Tổng thống Trumg lên nắm quyền, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã công bố đầu tư thêm 23 tỷ đô la vào Mỹ, sẽ tạo ra 43.000 việc làm tại Mỹ. Nhật Bản được xếp hạng số một về đầu tư vào Mỹ cũng như số lượng việc làm mà họ tạo ra ở nước này. Ví dụ như Toyota Motor đã có kế hoạch tăng cường sản xuất tại các nhà máy ở Kentucky và West Virginia, và nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Aisin Seiki ở miền nam nước Mỹ. Các khoản đầu tư đang hướng đến các lĩnh vực có thể có lợi cho Tổng thống Trump vào năm 2020; các bang Michigan, West Virginia, Tennessee và Indiana, cũng như các bang quan trọng Ohio và Pennsylvania đã giúp ông Trump giành được chiến thắng trong năm 2016. Áp lực giành chiến thắng một lần nữa của ông Trump đã nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Nhật Bản với lời hứa hẹn rằng một hiệp định thương mại Mỹ-Nhật sẽ được thực hiện trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Thủ tướng Abe khẳng định “sẽ làm cho điều đó xảy ra” và cho đến lúc đấy, hai nhà lãnh đạo cấp cao sẽ có cuộc gặp nữa tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6 tại Osaka.