Đàm phán RCEP khắc phục khó khăn, bước vào giai đoạn cuối

Các đoàn đàm phán RCEP của 15 quốc gia thành viên “đã quen” với việc đàm phán trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở các nước. Mặc dù đàm phán trực tuyến khó hơn nhiều so với đối mặt trực tiếp, nhưng các cuộc họp không chính thức bên lề thực sự quan trọng để hoàn tất quá trình đàm phán hiệp định.

Nhưng trong khi Covid-19 đang ngăn cản các cuộc thảo luận trực tiếp giữa 10 thành viên của ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, thì đại dịch cũng đang thúc đẩy các nước hoàn tất hiệp định sau nhiều nỗ lực để vượt qua vạch đích. Với việc các nền kinh tế đang phải hứng chịu những cơn co thắt lịch sử do Covid-19, RCEP giờ đây được xem như một chất xúc tác để khởi động lại.

Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng RCEP trực tuyến hồi cuối tháng 8 đã nhận ra tầm quan trọng của hiệp định RCEP trong bối cảnh những bất ổn đang diễn ra. Các bộ trưởng RCEP cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiệp định này trong các nỗ lực phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, đối với một số nước tham gia hiệp định - đặc biệt là Nhật Bản và Australia - những hy vọng này xen lẫn với những lo ngại về một hiệp định mà trong đó sự hiện diện của Trung Quốc ngày càng lớn hơn bao giờ hết. Khi RCEP lần đầu tiên được công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2012, còn bao gồm một cường quốc mới nổi khác là Ấn Độ. Khối 16 nước này đặt mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác khu vực có quy mô dân số hơn 3,5 tỷ người và chiếm khoảng một phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vượt qua cả Liên minh châu Âu và Khối Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Năm 2016, Ngân hàng Phát triển châu Á ước tính RCEP sẽ tạo ra lợi ích thu nhập toàn cầu trị giá 260 tỷ USD.

Đàm phán RCEP khắc phục khó khăn, bước vào giai đoạn cuối

Các khuôn khổ Hiệp định thương mại chính ở châu Á Thái Bình Dương

Các cuộc đàm phán đã đạt được động lực vào năm 2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành cuộc chiến thuế quan với Bắc Kinh và những nước tham gia RCEP tự coi mình là những người mang tiêu chuẩn cho thương mại tự do. Nhưng sau đó, vào tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ tuyên bố rút lui, chủ yếu là do lo ngại rằng ngành nông nghiệp sẽ không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Trong một khoảnh khắc, toàn bộ hiệp định dường như có nguy cơ bị phá sản. Tuy nhiên, 15 quốc gia còn lại đã hoàn tất các cuộc đàm phán về lời văn hiệp định cũng như về hầu như tất cả các vấn đề tiếp cận thị trường. Đó là chỉ vài tháng trước khi Covid-19 diễn ra và “càn quét” thế giới.

Vào tháng 8 vừa qua, 15 nước RCEP đã công bố "tiến bộ đáng kể" về các chi tiết cuối cùng và cho biết sẽ sẵn sàng ký hiệp định vào tháng 11 năm nay. Trong khi các cuộc đàm phán trực tuyến đã thực hiện quá trình rà soát pháp lý - một quá trình rườm rà hơn, nhưng hiệp định này “cần thiết được hoàn tất” trong năm nay. Hiệp định “siêu khu vực” càng có ý nghĩa to lớn hơn khi một số quốc gia lo ngại về sự chồng chéo một phần với Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đó cũng là một con đường gập ghềnh mà trước đây chỉ đơn giản là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi chính quyền Trump đã rút khỏi, khiến các quốc gia còn lại phải tìm hướng đi mới.

Hiện nay, trong CPTPP, Malaysia – một thành viên RCEP cũng là một trong 11 nước ký kết hiệp định, đang cố gắng phê chuẩn khi chính phủ mới của Thủ tướng Muhyiddin Yassin xem xét lại các chương gây tranh cãi - và đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp quốc tế Malaysia Azmin Ali cho biết việc phê chuẩn CPTPP đang được hoãn lại trong khi chờ các cuộc thảo luận về các lĩnh vực bao gồm mua sắm chính phủ và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. Malaysia cần hiểu và đánh giá lại nhu cầu cũng như những thách thức mà các ngành công nghiệp trong nước và địa phương phải đối mặt. Thái Lan đã bày tỏ mong muốn tham gia CPTPP, cũng có vẻ do dự hơn khi để các ngành công nghiệp trong nước đối mặt với việc xóa bỏ thuế quan và các điều khoản khác của CPTPP, đi xa hơn RCEP. Quốc hội Thái Lan hồi tháng 6 đã thành lập một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu những ưu và nhược điểm của CPTPP. Báo cáo dự kiến được hoàn tất ​​vào cuối tháng 9, nhưng Thủ tướng Prayuth Chan-ocha không vội vàng đưa ra quyết định. Trong khi Nội các nước này đang chuẩn bị thông qua RCEP trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới, CPTPP tạm thời không còn là ưu tiên cao trong chương trình nghị sự.

Vương quốc Anh ngày càng thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP, điều này sẽ cho thấy hiệp định trở nên có trọng lượng hơn. Nhưng ở Đông Nam Á, cùng với đà phát triển của RCEP dường như đang đặt ra một bài toán hóc búa cho Nhật Bản và Australia. TPP trước đây do Mỹ dẫn dắt được cho là một đối trọng lớn hơn đối với RCEP. RCEP khi bao gồm cả Ấn Độ được cho là để cân bằng Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, cả hai hiệp định đều không xuất hiện theo cách đã được hình dung. Các quan chức của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, họ cần đảm bảo rằng hiệp định RCEP cuối cùng không giống như thể Nhật Bản đang tham gia vào một sáng kiến ​​do Trung Quốc dẫn đầu. Sự bất an của Australia có thể còn gay gắt hơn, do mối quan hệ của nước này với Trung Quốc đã nhanh chóng xấu đi. Căng thẳng về cáo buộc can thiệp chính trị của Trung Quốc, tiếp cận thị trường 5G và các vấn đề khác đã đưa mối quan hệ song phương giữa hai nước đến điểm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Australia không từ bỏ hy vọng rằng Ấn Độ có thể được thuyết phục trở lại RCEP vì “cánh cửa vẫn mở”. Các nhà kinh tế của Đại học New South Wales cho rằng chính phủ Australia vẫn đang cố gắng vì tầm quan trọng của Ấn Độ đã tăng lên trong khu vực, ít nhất sẽ cố gắng đưa Ấn Độ trở lại trong một giai đoạn tương lai.

Tuy nhiên, trước lập trường cứng rắn của Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay, khiến Nhật Bản, Australia và những nước khác phải lựa chọn. Hoặc loại bỏ những thành quả khó giành được và hy vọng để tiếp thêm năng lượng cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch, hoặc tiến lên phía trước. Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore phân tích rằng mục đích ban đầu của RCEP vẫn có ý nghĩa, ngay cả khi không có Ấn Độ. Năm ngoái, tại hội nghị cấp cao ASEAN, khi Ấn Độ không muốn tham gia, có một số ý kiến ​​rằng không nên tiếp tục nếu không có Ấn Độ. Trong hai lựa chọn, các nước đã lựa chọn “khôn ngoan hơn” là tiếp tục, và để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ. Chìa khóa bây giờ là 15 quốc gia phải chứng minh rằng RCEP là có ý nghĩa, có lợi và không gây ra tổn thất to lớn mà Ấn Độ lo ngại. Đối với các nước ASEAN, việc tuân thủ RCEP ngay cả khi không có Ấn Độ là điều nên làm. Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã tuyên bố sẽ thực hiện các chính sách của người tiền nhiệm Shinzo Abe, nghĩa là nhìn thấy thỏa thuận thông suốt. Và chính phủ Australia đã xác nhận rằng họ vẫn hoàn toàn có ý định ký kết trong năm nay. Vì thực tế là khi các nền kinh tế RCEP phát triển và tầng lớp trung lưu tăng lên, thỏa thuận này sẽ mở ra những cánh cửa mới cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên khắp khu vực.

Tuy nhiên, Nhật Bản và Australia cũng đang phòng ngừa rủi ro. Vào đầu tháng 9, hai nước đã đồng ý với Ấn Độ để khởi động một sáng kiến ​​riêng biệt nhằm vào "khả năng phục hồi" chuỗi cung ứng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - nói cách khác là các chuỗi cung ứng không phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhật Bản đã thúc đẩy hợp tác tương tự với các nước ASEAN và dự kiến ​​sẽ tìm cách để kết hợp hai mục tiêu. Các quan chức Nhật Bản khẳng định rằng động thái với Australia và Ấn Độ không nhằm mục đích là một hiệp định thương mại tự do như RCEP. Nhưng theo Pankaj Jha, giáo sư về các vấn đề chiến lược tại Đại học Toàn cầu O.P. Jindal, từ quan điểm của Ấn Độ, đây được coi là một "kế hoạch B". Với việc Ấn Độ, Australia và Nhật Bản có ý định song song theo đuổi thỏa thuận, con đường có vẻ tương đối rõ ràng cho một hiệp định RCEP vào tháng 11. Các quan chức dự đoán ngay cả khi vẫn còn một vài điểm hạn chế, 15 quốc gia có thể ký một "hiệp định về nguyên tắc". Một sự gia hạn khác không phải là một lựa chọn vì nếu không đồng ý và ký vào hiệp định lần này, có thể không bao giờ đạt được thỏa thuận. Đàm phán RCEP đã diễn ra trong gần một thập kỷ và có lẽ năm 2020 là điểm hạ cánh cần đạt được.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Tiền tuyến của Ukraine sẽ sụp đổ trong năm 2024?; Nga áp sát Ugledar để mở ra cơ hội kiểm soát hoàn toàn Donetsk.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Nga đạt thành công ngoài mong đợi, giành lợi thế ở miền đông Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Nga đạt thành công ngoài mong đợi, giành lợi thế ở miền đông Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 30/4/2024: Nga đạt thành công ngoài mong đợi, giành lợi thế ở miền đông Ukraine.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 30/4/2024: Mỹ yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 30/4/2024: Mỹ yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công Rafah

Chiến sự Israel – Hamas ngày 30/4/2024: Mỹ yêu cầu Israel hủy kế hoạch tấn công Rafah và đề xuất giải quyết xung đột thông qua thành lập nhà nước Palestine
Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Cà phê Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ ưa chuộng

Ngoài rau quả, gạo, hạt điều... thì cà phê cũng sẽ là một trong những ngành hàng của Việt Nam được thị trường châu Âu - châu Mỹ đón nhận trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khi đàm phán hòa bình đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Cả Israel và Hamas phải chịu trách nhiệm khiến đàm phán hòa bình đổ vỡ khi mọi đề xuất giải quyết xung đột đều bị chặn
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Ukraine có thể tấn công Nga trong dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, khi có dấu hiệu AFU tăng tần suất tấn công.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Chúng ta chưa vội nói việc xây dựng dự án kênh đào Funan Techo có gây thiệt cho Việt Nam hay không, mọi thứ vẫn cần những con số để đánh giá.
World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

World Central Kitchen sẵn sàng cung ứng 8 triệu bữa ăn đến Gaza

Ngày 29/4, Tổ chức nhân đạo World Central Kitchen tiếp tục hoạt động ở Dải Gaza, một tháng sau khi 7 nhân viên bị thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel.
Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Chiến sự Israel-Hamas 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực lên Israel

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 29/4/2024: Israel phê duyệt kế hoạch tấn công thành phố Rafah; Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tăng áp lực quốc tế lên Israel.
Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Chiến sự Nga-Ukraine 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; mặt trận phía đông của Ukraine xấu đi

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/4/2024: Nga duy trì động lực trên chiến trường; Ukraine thừa nhận mặt trận phía đông đang xấu đi.
Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhờ những thay đổi về chính sách kinh tế, tiền lương, nhân lực và văn hóa, Nhật Bản đang dần lấy lại vị thế cường quốc kinh tế của mình.
Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Nhiều bí ẩn xoay quanh ngôi mộ tập thể lớn nhất tại Gaza, nơi Isarel từng chiếm giữ

Liên Hợp Quốc kêu gọi điều tra độc lập sau khi phát hiện hơn 400 thi thể, một số trong tình trạng tay bị trói từ các ngôi mộ tập thể ở hai bệnh viện ở Gaza.
Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Nga tấn công dữ dội, Ukraine mất 80% sản lượng nhiệt điện và 35% công suất thủy điện

Tên lửa của Nga tấn công dữ dội vào cơ sở điện ở miền Trung và miền Tây Ukraine, gây thiệt hại lớn đến hệ thống năng lượng của quốc gia này.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin

Chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel ra “tối hậu thư” cho Hamas về vấn đề thả con tin khi vòng đàm phán có nguy cơ sụp đổ vì bất đồng giữa hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Nga đã bắt đầu chiến dịch phản công lớn mùa hè tại Ukraine khi có những đấu hiệu chủ động tấn công từ phía Nga.
Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

Những nhóm ngành hàng nào hấp dẫn doanh nghiệp Âu - Mỹ trong năm 2024?

3 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với hầu hết các thị trường trong khu vực châu Âu - châu Mỹ có sự phục hồi tích cực.
Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động