Thứ tư 06/11/2024 01:28

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu liên tục về TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh như vậy, tại cuộc họp trực tuyến ngày 17/7 với các Bộ ngành liên quan và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố (TP).

Hơn 1.000 điểm bán đăng ký bổ sung thực phẩm thiết yếu

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, qua 7 ngày thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP nhận định tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng, đặc biệt là các trường hợp phát hiện trong các khu vực phong tỏa, cách ly và qua khám sàng lọc tại cơ sở khám chữa bệnh.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, báo cáo nhanh về tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố tại cuộc họp

Do đó, nhằm đảm bảo khống chế dịch hiệu quả trong tình hình hiện nay, TP. Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục duy trì, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16. Trong đó, tập trung kiểm soát các khu vực chợ truyền thống, siêu thị nếu không đảm bảo an toàn phòng dịch cũng phải ngưng hoạt động mua bán trực tiếp, chuyển sang các hình thức cung ứng, phân phối khác nhằm hạn chế sự tiếp xúc. ..

Để giảm nguy cơ lây nhiễm trong các doanh nghiệp (DN) trong các khu chế xuất, khu công nghiệp… Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu chỉ cho phép hoạt động với các DN đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 địa điểm”. Đến nay TP có gần 590 trong tổng số hơn 440 nghìn DN hoạt động, với hơn 70.000 công nhân, người lao động.

Liên quan đến tình hình cung ứng hàng hóa, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương - cho biết, lượng lương thực, thực phẩm đã tăng 5.300 tấn so với ngày 16/7, nhưng vẫn thiếu khoảng 1.000 tấn so với ngày bình thường. Hiện nay, do điều kiện dịch bệnh phức tạp, nhiều tỉnh thành cũng đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc thu mua gặp khó khăn, giá cả cũng cao hơn trước.

Nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa, TP. Hồ Chí Minh đã vận động thêm các chuỗi cung ứng khác để thu mua cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong đó, huy động các doanh nghiệp logistic và DN thương mại chưa tham gia vào hệ thống, đến nay đã có hơn 1.000 điểm bán đăng ký bổ sung trở thành kênh phân phối thực phẩm thiết yếu.

Bên cạnh đó, TP tiếp tục tăng cường triển khai chợ online, mô hình “Chợ nghĩa tình”, “Siêu thị mini 0 đồng” ở nhiều quận huyện, từng bước khắc phục việc chưa thuận lợi trong cung ứng hàng cho khu phong tỏa. Đồng thời đề nghị nhân viên các cử hàng, siêu thị thực hiện “3 tại chỗ”, làm việc, ăn, ở, cung ứng hàng cho bà con theo phương án không tiếp xúc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Trung ương đã làm việc và có chỉ đạo các địa phương liên tục cung ứng hàng hóa về TP. Hồ Chí Minh, áp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố

Theo Giám đốc Sở Công Thương TP, lượng thịt heo hiện nay về TP tương đối dồi dào khoảng 850 tấn/ngày đêm, nhưng mặt hàng trứng các loại đang thiếu hụt cục bộ. Do đó Sơ đang phối hợp với các tỉnh Đắc Nông, Gia Lai, các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Bắc để cung ứng hàng cho TP.

Đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục về thành phố

Sau khi nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch và cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chia sẻ những khó khăn TP khi thực hiện theo Chỉ thị 16, với địa bàn quá rộng, dân cư quá đông, nhưng cũng cần phải làm rất quyết liệt để tránh lây chéo.

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam đề nghị TP giữ vững vùng xanh, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong hệ thống y tế. Trong đó, tổng lực rà soát, thống kê năng lực, công suất hiện tại cũng như quy trình, thủ tục mua máy móc, trang thiết bị để cung cấp đầy đủ cho các cơ sở y tế, đảm bảo cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, tuyệt đối không để thiếu hụt máy móc, trang thiết bị chỉ vì cơ chế, thủ tục.

Liên quan đến công tác xét nghiệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, số lượng lấy mẫu là quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo khoảng cách, giữ an toàn phòng dịch trong quá trình lấy mẫu. Đồng thời, đề nghị TP. Hồ Chí Minh phát huy tinh thần tập thể lãnh đạo, khẩn trương thống nhất cơ chế tài chính về mua sắm trang thiết bị y tế trong giai đoạn hiện nay.

Về tình hình cung ứng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu, theo Phó Thủ tướng Trung ương đã làm việc và có chỉ đạo các địa phương liên tục cung ứng hàng hóa về TP. Hồ Chí Minh, để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân TP.

“Việc vận chuyển, phân bổ hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chi Minh, các Sở ngành của TP tiếp tục triển khai các phương án đã đề ra. Đặc biệt, tiếp tục kiểm tra, kiểm soát và phân phối hoạt động giao hàng trên địa bàn, để đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh nhất cho người dân. Ngoài ra, hàng ngày, TP có thống kê, báo cáo sớm về các mặt hàng còn thiếu để Trung ương có giải pháp hỗ trợ phân bổ và điều tiết phù hợp” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý.

Tính từ ngày 9/7/2021 đến ngày 17/7/2021, TP. Hồ Chí Minh có hơn 12.000 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Đa số ca nhiễm được ghi nhận phần lớn là tại khu cách ly, khu phong tỏa. Ngoài số ca tầm soát cộng đồng, TP mở rộng khu vực xét nghiệm, sàng lọc tại bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh ở mức thấp. Hiện TP đang điều trị 26.035 trường hợp, có 262 ca đang thở máy, trong đó có 08 trường hợp cần can thiệp ECMO. Trong ngày 16/7 có 224 ca xác định xuất viện.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ