Thứ bảy 10/05/2025 12:16

Đắk Lắk thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua Nghị quyết trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 11, HĐND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về việc thông qua Hồ sơ trình phê duyệt và các nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân đạt mức trung bình khá của cả nước, trên cơ sở: phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; bản sắc văn hóa các dân tộc; Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế; Buôn Ma Thuột là cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế.

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm thời kỳ 2021 - 2030 dự kiến đạt 11%, GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2025 đạt 81,2 triệu đồng, đến năm 2030 đạt 131 triệu đồng…

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua Nghị quyết về việc thông qua Hồ sơ trình phê duyệt và các nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đắk Lắk trở thành tỉnh có Không gian sinh thái - Bản sắc - Kết nối sáng tạo, lấy con người là trung tâm của mọi quá trình phát triển, người dân tỉnh Đắk Lắk cùng nhau thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển, sinh thái tự nhiên được phục hồi và gìn giữ; bản sắc văn hóa được bảo tồn trên hệ giá trị nhân văn độc đáo, riêng có của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; nơi nuôi dưỡng và ươm mầm sáng tạo vùng Tây Nguyên, kết nối và hội nhập quốc tế…

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đắk Lắk, Quy hoạch Tỉnh định hướng kêu gọi, thu hút đầu tư tập trung trên cơ sở 4 trụ cột tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, xuất khẩu lớn. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn, các dự án thủy điện tận dụng nước của các hồ thủy lợi.

Ngoài ra, có kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi. Trong đó, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Dịch vụ - logistic - du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số…

baodautu.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh