Thứ hai 23/12/2024 17:26

Đại biểu Quốc hội: Ngành giáo dục cần có giải pháp trước vấn đề bạo lực học đường

Vấn đề bạo lực học đường và các giải pháp khắc phục được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 31/5.

Trách nhiệm lớn của người đứng đầu nhà trường

Phát biểu thảo luận ở hội trường, Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long) bày tỏ sự quan tâm tới tình trạng bạo lực học đường, đang có diễn biến phức tạp hiện nay.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết: “Chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới để hướng đến một nền giáo dục, trong đó học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết. Thế nhưng hiện nay, bạo lực học đường có những biểu hiện đáng lo ngại”.

Theo Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh, những vụ việc đau lòng của ngành giáo dục trong thời gian vừa qua, phần nào đã nói lên văn hóa học đường chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, có nguyên nhân từ nhiều phía, từ gia đình, nhà trường và xã hội.

“Tôi không xem những trường hợp này là riêng lẻ của các địa phương mà là vấn đề ngành giáo dục và toàn xã hội cùng nhìn nhận, để có giải pháp phối hợp và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh”, Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cũng cho rằng, trước khi nói đến trách nhiệm của các cá nhân trong mối quan hệ học đường, sự việc vừa qua có trách nhiệm không nhỏ của xã hội bởi những hành vi vượt tầm kiểm soát của nhà trường và của ngành giáo dục.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận đây là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, trong việc xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường trên cơ sở tình thương, sự bao dung, lòng vị tha, sự thẳng thắn, trung thực và trách nhiệm thông qua các hoạt động diễn ra trong nhà trường, từ các bài học chính khóa đến các hoạt động ngoại khóa, để rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Phát biểu về vấn đề bạo lực học đường, Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic) cho biết, vấn nạn bạo lực học đường và trẻ em bị xâm hại cũng ngày càng tăng. Số liệu qua báo cáo của các ngành đã cho thấy, số lượng này ngày càng tăng và đặc biệt là năm 2023 tăng so với năm 2022 và chiếm trên 43%.

Nhà trường và gia đình cần có mối liên hệ chặt chẽ

Trước vấn nạn bạo lực học đường, các Đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể. Theo Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh, trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh các chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là hiệu trưởng, năng lực tổ chức nhà trường, hiệu trưởng phải có thế giới quan khoa học để hiểu rõ, nắm vững mục tiêu giáo dục. Đồng thời, phải có khả năng cụ thể hóa thành các mục tiêu và những giá trị mà nhà trường hướng đến. Ngoài ra, phải xây dựng được các mối quan hệ trong nhà trường trên cơ sở tình thương, sự bao dung, lòng vị tha, sự thẳng thắn, trung thực và trách nhiệm.

Các trường sư phạm cần tăng cường đưa nội dung bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên vào nội dung bồi dưỡng thường xuyên, nhất là năng lực giao tiếp sư phạm và năng lực cảm hóa để giúp giáo viên nhận diện được những cảm xúc của học sinh, điều chỉnh quan hệ giao tiếp, ứng xử của các em trong hằng ngày và hằng giờ.

Cần đẩy mạnh việc tổ chức những chương trình ngoại khóa thiết thực, nhất là các hoạt động đối thoại để học sinh lắng nghe và chia sẻ quan điểm, cách nhìn của học sinh về những vấn đề được dư luận quan tâm. Đây là một hoạt động bổ ích để xây dựng các mối quan hệ, tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhà trường để cùng hướng đến các giá trị văn hóa mà nhà trường đang xây dựng…

Vấn đề bạo lực học đường được các Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm

Quan tâm xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình. Có lẽ trong mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình lâu nay chúng ta đòi hỏi nhiều về trách nhiệm của phụ huynh, mà quên rằng phụ huynh cũng cần phải hiểu về mục tiêu của nhà trường và phải có những thông tin minh bạch để tạo niềm tin. Chính điều đó đã hình thành những phản ứng ngầm, thay vì cùng hướng đến các giá trị chung mà trong đó con em phụ huynh được thừa hưởng. Văn hóa học đường phải được xây dựng trong thời gian dài và có nền tảng. Những quyết định chưa thỏa đáng sẽ kéo đến các chuẩn mực giá trị thay đổi, văn hóa học đường sẽ thay đổi.

Nói về các giải pháp, Đại biểu Bố Thị Xuân Linh thì kiến nghị, các bộ, ngành phải có chính sách tập trung tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ cho gia đình để cùng chung tay ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường cũng như là xâm hại trẻ em. “Đặc biệt trong tháng hành động của trẻ em hàng năm và năm 2023, tôi đề nghị các cấp, các ngành phải có một chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức rộng khắp, tích cực hướng về trẻ em, ngăn chặn thực trạng này”, Đại biểu Bố Thị Xuân Linh đề xuất.

Vấn đề mà các Đại biểu Quốc hội quan tâm, phát biểu trên hội trường đã đề cập đúng và trúng vào sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh. Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong các trường học trên cả nước đã gióng lên hồi chuông báo động và cần nêu rõ trách nhiệm của phía nhà trường, gia đình và xã hội. Từ đó, phải tìm ra giải pháp căn cơ để xóa vấn nạn bạo lực học đường.

Hà Cường
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế