Thứ hai 23/12/2024 23:11

Đà Nẵng: Sơ tán và hỗ trợ thực phẩm cho hàng nghìn người tại “rốn lũ” đường Mẹ Suốt

Đến thời điểm hiện tại, phường Hòa Khánh Nam (TP. Đà Nẵng) đã sơ tán hơn 3.200 người và đảm bảo hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân đi sơ tán.
Đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) được coi như là “rốn lũ” của quận Liên Chiểu. Đây là khu vực thấp, trũng, và thường xuyên là điểm ngập đầu tiên, và cũng ngập sâu nhất của quận Liên Chiểu. Vì vậy, ngay khi có thông báo dự báo mưa lớn, phường đã chủ động triển khai các phương án ứng phó.
Ông Bùi Trung Khánh – Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) cho biết, đến thời điểm hiện tại phường đã thực hiện sơ tán 3.210 người ở vùng trũng thấp, ngập sâu đến nơi trú an toàn. Trong đó, sơ tán tại chỗ 3.100 người (đến các nhà cao tầng xung quanh, sinh viên qua trú ở kí túc xá sinh viên đại học Sư phạm); sơ tán tập trung 110 người (đến 2 điểm tránh trú là UBND phường 45 người, trường tiểu học Hồng Quang 65 người).
Tại các điểm ngập lụt ngay từ chiều 13/10, các lực lượng đóng trên địa bàn phường trực 24/24 giờ để cảnh báo và sẵn sàng hỗ trợ người dân. Hiện lực lượng chức năng đang thực hiện phong tỏa, chốt chặn tại 2 điểm ngập sâu từ 1m – 2m trên đường Mẹ Suốt.

This browser does not support the video element.

Cũng trong sáng 14/10, phường đã vận động, tạm ứng để hỗ trợ 150 thùng mì tôm, 500 bánh mỳ và 500 chai nước tiếp tế lương thực cho người dân khu vực bị ngập sâu đang sơ tán tại chỗ (Ảnh: Cán bộ phường Hòa Khánh Nam mang bánh mì xuống hỗ trợ các hộ dân sơ tán tại chỗ tại đường Mẹ Suốt).
Vợ chồng chị Tô Thị Huế (tổ 32, đường Mẹ Suốt) sáng nay sơ tán tập trung về Ủy ban phường. Chị Huế cho biết 23h đêm 13/10 nước bắt đầu tràn vào nhà, càng về sau nước càng lên cao, cả nhà 2 vợ chồng cùng 3 con nhỏ phải leo lên nóc tủ để trú. Đến sáng nay, lực lượng cứu hộ đến từng nhà kiểm tra và đưa ca nô hỗ trợ sơ tán gia đình chị đến nơi an toàn. “Tối 13/10 phường đã đến kiểm tra và nhắc nhở người dân nếu có nước chuẩn bị vào nhà thì chủ động sơ tán. Nhưng tôi không nghĩ là nước lại dâng lên như năm ngoái (trận ngập lịch sử Đà Nẵng hồi tháng 10/2022) nên còn ở lại. Đến đêm thì nước dâng cao. May mắn giờ cả gia đình đã an toàn”, chị Huế nói và chia sẻ thêm “Các lực lượng chức năng hỗ trợ ở phường nhiệt tình lắm. Chúng tôi được đảm bảo cả ăn uống (cơm, bánh mì, mì tôm), các cháu nhỏ cũng có sữa để uống”.
Nhà bà Trần Thị Thu (trú tổ 35, đường Mẹ Suốt, phường Hòa Khánh) có 9 người gồm 6 người lớn và 3 trẻ nhỏ đã được sơ tán tập trung đến UBND phường Hòa Khánh Nam hồi 22h đêm 13/10. Bà Thu cho biết khoảng 18h tối 13/10 nước bắt đầu tràn vào nhà. “Tuy nhiên tôi không nghĩ là nước sẽ tiếp tục nâng cao nên ráng nấu cơm cho các cháu ăn xong. Đến gần 21h đêm nước lên cao quá, con dâu tôi đi làm về không vào nhà được mới gọi điện kêu cứu lực lượng chức năng. Sau đó phường đã điều ca nô vào đưa cả nhà ra Ủy ban phường sơ tán tập trung”, bà Thu cho hay. (Ảnh: Bà Thu cùng cháu; và chị Huế cùng con tại điểm sơ tán tập trung Ủy ban phường Hòa Khánh Nam)
Lực lượng chức năng chủ động chốt chặn, sơ tán kịp thời người dân "rốn rũ" đường Mẹ Suốt
Hỗ trợ nước uống cho người dân sơ tán tại chỗ tại đường Mẹ Suốt
Cán bộ, nhân viên phường Hòa Khánh Nam với sự hỗ trợ của lực lượng công an, bộ đội hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân
Mang thực phẩm đến tận nơi cho từng hộ dân
Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: mưa lớn

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025