Thứ hai 25/11/2024 01:10

Đà Nẵng: Người Cơ Tu cuối cùng giữ vị cay nồng của nếp

Thức quà cay nồng của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng tưởng đã bị đứt đoạn sau những thăng trầm của cuộc sống, tuy nhiên vẫn còn đó một người “giữ lửa”…

Giữ chất men say nồng của người Cơ Tu

Rượu cần là tập tục không thể thiếu được trong các lễ hội, đời sống của đồng bào Cơ Tu. Tại thành phố Đà Nẵng, theo "vòng xoáy" xã hội, nghề nấu rượu cần dần bị quên lãng bởi đồng bào nơi đây. Những tưởng rằng thứ nồng say mê người trong văn hóa lễ hội của người Cơ Tu đi vào dĩ vãng thì bằng nỗ lực của chính quyền, sự đồng lòng của cộng đồng và ý chí quyết tâm của ông Lê Văn Nghĩa (68 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng), nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu vẫn tồn tại và đang phát triển mạnh mẽ.

Ông Nghĩa là người cuối cùng tại thôn Phú Túc gắn bó với công việc nấu rượu cần truyền thống của người Cơ Tu.

“Ủ rượu là đam mê, tình yêu của người Cơ Tu đối với văn hóa truyền thống dân tộc, chứ không đơn thuần là vì kế sinh nhai”, ông Nghĩa chia sẻ. Mang tiếng là rượu, nhưng thứ rượu do người Cơ Tu làm ra khác với các loại rượu thông thường, rượu cần được ủ chứ không nấu, vị ngọt của nếp hòa với hương trấu và lá rừng tạo nên thứ thức uống có chất men nồng.

Ông Nghĩa chia sẻ, từ xưa, đồng bào dân tộc nấu rượu cần theo cách đơn sơ, không công thức, không quy trình nên chất lượng chưa đảm bảo, còn thiếu an toàn vệ sinh. Ông đã dành nhiều thời gian kiên trì thử nghiệm, từ nấu rượu bằng gạo tẻ, sắn nhưng không chuẩn vị, ông đành đổ bỏ nhiều mẻ rượu, nhưng kể từ khi chuyển sang dùng gạo nếp rẫy, từ đây rượu cần có hương vị ngon, đúng chất người Cơ Tu. Giờ đây, ông Nghĩa đã hoàn thiện được quy trình nấu rượu và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Để nấu được rượu cần thì không khó, nhưng để nấu đạt đúng hương vị đặc trưng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, ta cần phải có sự kiên trì, cố gắng đặc biệt là phải thật sự yêu và sống hết lòng với nghề mình đã chọn”, ông Nghĩa cười và cho biết, những ché đựng rượu cần bằng gốm được đích thân ông đặt riêng từ làng gốm Bát Tràng tại Thủ đô Hà Nội, cùng với đó, giỏ đựng ché cũng được “săn” từ tỉnh Đắk Lắk, ống cần được đặt mua từ vùng cao phía Bắc.

Trong các dịp lễ, người Cơ Tu ở vùng núi Trường Sơn đều sử dụng rượu cần truyền thống làm thức uống.

Để đặc sản đồng bào vươn xa hơn

Trước kia, thôn Phú Túc cũng có một tổ hợp tác cùng nhau khôi phục nghề truyền thống với 9 thành viên, tuy nhiên, việc “muốn” là một chuyện, còn “thực hiện được” lại là một chuyện khác, nhiều người đành gác lại “giấc mơ giữ nghề”, duy chỉ còn ông Nghĩa theo đuổi, và giờ đây là cơ sở duy nhất tại thôn Phú Túc sản xuất rượu cần truyền thống.

Sản phẩm rượu cần Phú Túc của ông Nghĩa đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được tặng danh hiệu “Cúp Vàng thương hiệu chất lượng cao năm 2016”, đặc biệt hơn khi năm 2021, sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố Đà Nẵng. “Để làm được điều này, sự hỗ trợ của ngành Công Thương, đặc biệt là Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng) là vô cùng quan trọng. Bởi có xúc tiến thương mại, người tiêu dùng biết và mua sản phẩm thì mới có thể mở rộng sản xuất. Trong năm 2023, mong rằng Sở Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, tạo điều kiện cho sản phẩm đi quảng bá tại các hội chợ ở các tỉnh thành cũng như tại các sự kiện du lịch trong và ngoài thành phố”, ông Nghĩa bày tỏ.

Sản phẩm rượu cần Phú Túc của ông Nghĩa góp phần khôi phục nét văn hóa truyền thống của người Cơ Tu.

Làng rượu Phú Túc nằm trên đường Quốc lộ 14G, là tuyến đường nối liền các khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Đà Nẵng nên sản phẩm rất được các du khách ghé thăm, mua và thưởng thức. Hiện mỗi ché rượu trung bình có giá từ 300.000 – 500.000 đồng tùy thể tích. Nhờ đầu tư công nghệ, máy móc, giờ đây năng lực sản xuất của cơ sở đã nâng cao đáng kể. Hiện nay, gia đình ông Nghĩa đang tất bật sản xuất những mẻ rượu cần mới. Ông dự kiến sẽ sản xuất 2.000 ché để kịp phục vụ người dân và khách du lịch vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Thời gian qua, các ngành chức năng địa phương đã tạo điều kiện để sản phẩm rượu cần ở thôn Phú Túc tham gia các hội chợ triển lãm, quảng bá thương hiệu. Giờ đây, sản phẩm rượu cần Phú Túc đang được chính quyền địa phương xây dựng thành sản phẩm OCOP đặc trưng của đồng bào Cơ Tu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo tồn những nét đẹp mang giá trị truyền thống của người dân nơi đây.
Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Cơ Tu

Tin cùng chuyên mục

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin