Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số

Người dân xã miền núi Hòa Bắc (Đà Nẵng) được hướng dẫn sử dụng thư điện tử, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, được hỗ trợ cấp miễn phí chữ ký số.
Đà Nẵng: Xã miền núi Hòa Bắc làm du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững Đà Nẵng: Bàn giao nhà lưu trú cho giáo viên xã miền núi Hòa Bắc

Sáng 15/9, tại xã Hòa Bắc, Sở Thông tin & Truyền thông Đà Nẵng, UBND xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) và Viettel Đà Nẵng đã triển khai ký kết chương trình chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã và trao tặng điện thoại thông minh cho đồng bào dân tộc Cơ tu tại xã.

Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số
Xã miền núi Hòa Bắc đẩy nhanh chuyển đổi số

Theo nội dung hợp tác, Viettel Đà Nẵng sẽ phối hợp với UBND xã Hòa Bắc và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hướng dẫn sử dụng các ứng dụng, tiện ích cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và người dân trên địa bàn xã Hòa Bắc tham gia chuyển đổi số. Gồm, hướng dẫn các kỹ năng cơ bản truy cập internet, thư điện tử, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến, cài đặt sử dụng ứng dụng Danang Smart City, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên điện thoại thông minh. Hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% các hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; đặc biệt các dịch vụ an sinh xã hội nhu thanh toán tiền điện, nước, môi trường,... phục vụ nhận các khoản trợ cấp, lương hưu,… Cung cấp tài khoản miễn phí thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân trên địa bàn xã. Triển khai cấp miễn phí chữ ký số cho công chức và người dân trên địa bàn xã.

Ngoài ra, phối hợp với các đoàn, hội của huyện Hòa Vang triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh như thương mại điện tử, dịch vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hợp đồng điện tử, …

Tại chương trình, Viettel Đà Nẵng cũng trao tặng 50 điện thoại thông minh trị giá gần 100 triệu đồng cho đồng bào Cơ tu tại xã Hòa Bắc (chủ yếu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí).

Theo đó, 50 hộ được nhận hỗ trợ là hộ gia đình khó khăn, chưa có điện thoại thông minh. Đi kèm với điện thoại là sim, hỗ trợ đăng ký thông tin thuê bao, miễn phí 1 tháng gói cước ưu đãi gọi và truy cập mạng internet.

Đà Nẵng: Quyết tâm thúc đẩy xã miền núi Hòa Bắc chuyển đổi số
Trao tặng điện thoại thông minh cho 50 hộ gia đình đồng bào dân tộc Cơ tu trên địa bàn xã Hòa Bắc

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, hiện xã Hòa Bắc có 262 hộ gia đình đồng bào Cơ Tu. Việc hỗ trợ 50 hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh sẽ đảm bảo 100% hộ đồng bào Cơ tu trên địa bàn xã có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, sử dụng các tiện ích của chuyển đổi số, nhận thông tin kịp thời của chính quyền, từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Toàn thành phố Đà Nẵng hiện chỉ còn khoảng 4.000 hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh (chiếm 1,3% số hộ), Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đang tiếp tục triển khai các giải pháp để trong thời gian ngắn đến 100% hộ gia đình trên địa bàn thành phố có điện thoại thông minh. Cùng với đó, tiếp tục cùng Viettel Đà Nẵng triển khai nhân rộng mô hình phối hợp triển khai chuyển đổi số tại các địa phương trên địa bàn thành phố.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Cơ Tu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngọt ngào hương cốm Lâm Bình

Ngọt ngào hương cốm Lâm Bình

Trời chuyển thu cũng là thời điểm người dân huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang bước vào mùa làm cốm. Hương cốm Lâm Bình ngọt ngào phảng phất khắp bản làng.
Lào Cai: Thu gần 115 tỷ đồng từ cây ăn quả ôn đới

Lào Cai: Thu gần 115 tỷ đồng từ cây ăn quả ôn đới

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã kết thúc vụ thu hoạch sản phẩm cây ăn quả ôn đới năm 2023, ước tính thu được gần 115 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ so với 2022.
Hà Giang: Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Hà Giang: Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Sau hơn 5 năm triển khai, từ năm từ tháng 3/2018 đến tháng 8/2023, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Giang đã phân hạng được 278 sản phẩm.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Hà Giang: Chỉ dẫn địa lý giúp mở rộng cơ hội tiêu thụ nông sản

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu và các yếu tố nông hóa, thổ nhưỡng khác nhau.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Thanh Hóa: Xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông ở huyện Mường Lát

Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát, mở lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho cho đồng bào dân tộc Mông ở xã Trung Lý.
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Bắc Kạn: Triển khai thực chất và hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin

Bằng kế hoạch cụ thể, sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, Bắc Kạn đã và đang triển khai hiệu quả công tác giảm nghèo thông tin trên địa bàn.
Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Mèo Vạc (Hà Giang) hỗ trợ phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được hỗ trợ kinh phí nhằm mở rộng phát triển các sản phẩm theo hướng hàng hóa.
Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện 1 số dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2021 -2025.
Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Đổi thay trên An toàn khu Định Hóa

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, cùng nỗ lực của mỗi người dân quê hương cách mạng, An toàn khu Định Hóa đang đổi thay từng ngày.
Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa

Huyện Quản Bạ (Hà Giang): Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa

Các điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang khá thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm OCOP.
Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

Đắk Lắk: Công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”

UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu “Sầu riêng Cư M’gar”.
Lai Châu: Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Lai Châu: Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Cây chè đã trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Sơn La: Điểm sáng từ các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc

Sơn La: Điểm sáng từ các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc

Nhờ nguồn nông sản chất lượng, những năm qua, việc tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc của huyện Vân Hồ - Sơn La đã có nhiều điểm sáng.
Hà Giang: Phát triển bền vững mật ong bạc hà trên cao nguyên đá Đồng Văn

Hà Giang: Phát triển bền vững mật ong bạc hà trên cao nguyên đá Đồng Văn

Nghề nuôi ong khai thác mật hoa cây bạc hà trong tự nhiên đã hình thành từ lâu, đem lại lợi ích lớn cho đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Thủ tướng: Phát huy liên kết “6 nhà” để cộng hưởng sức mạnh, phát triển ngành công nghiệp sâm

Thủ tướng: Phát huy liên kết “6 nhà” để cộng hưởng sức mạnh, phát triển ngành công nghiệp sâm

Khảo sát tại vườn sâm Ngọc Linh (Kon Tum), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy liên kết “6 nhà” để cộng hưởng sức mạnh, phát triển ngành công nghiệp sâm.
Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện

Để ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển cần bắt nguồn từ người dân. Họ phải sống tốt với cây luồng, cây vầu, khi đó mới đảm bảo được vùng nguyên liệu
Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Bài 2: Những nút thắt lớn và bài toán thiếu nguồn cung nguyên liệu

Những nút thắt lớn trong phát triển lâm sản ngoài gỗ dẫn đến thiếu nguồn cung cho các doanh nghiệp, làng nghề và tác động ngược lại nên sinh kế của người dân.
Bài 1: Vì sao sống ở

Bài 1: Vì sao sống ở 'thủ phủ' luồng mà người dân vẫn không giàu?

Dù có tiềm năng lớn trong phát triển tre, luồng, nhưng cây trồng này vẫn chưa giúp người dân vùng đồng bào dân tộc tại nhiều địa phương trở nên giàu có.
Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho "quốc bảo" sâm Ngọc Linh

Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho "quốc bảo" sâm Ngọc Linh

Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Lào Cai: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của đồng bào dân tộc

Lào Cai: Mở rộng thị trường cho sản phẩm của đồng bào dân tộc

Tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp để kết nối cung cầu, mở rộng thị trường và đầu ra cho sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số.
Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn: Cần đi tìm "chìa khóa" chung

Du lịch nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả vẫn còn không ít khó khăn.
Hoà Bình: Đa dạng giải pháp xuất khẩu trái cây

Hoà Bình: Đa dạng giải pháp xuất khẩu trái cây

Các loại trái cây có múi như bưởi diễn, bưởi đỏ Hoà Bình đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường và mang lại lợi ích lớn cho bà con nông dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động