Thứ hai 12/05/2025 16:20

Đà Nẵng: Mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP thành phố

Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GRDP, công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Đây là thông tin được cung cấp trong hội thảo "Chuyển đổi số và phát triển công nghiệp công nghệ số thành phố Đà Nẵng" do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 16/3.

Kinh tế số đang đóng góp 17% GRDP TP. Đà Nẵng và thành phố đặt mục tiêu đưa tỷ lệ này lên 30% vào năm 2030

Theo ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng, công tác chuyển đổi số tại Đà Nẵng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. 2 năm liên tiếp (năm 2021 và năm 2022), thành phố xếp hạng Nhất chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh và dẫn đầu cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Năm 2022, ngành Thông tin và Truyền thông tăng trưởng 8,8% so với năm 2021, kinh tế số hiện đóng góp khoảng 17% trong GRDP thành phố Đà Nẵng.

Mục tiêu của TP. Đà Nẵng đến năm 2030 kinh tế số đóng góp tối thiểu 30% trong GRDP thành phố, trong đó, công nghiệp công nghệ thông tin đóng góp tối thiểu 15% GRDP; và ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Bà Thân Trọng Trần Thi, Trưởng phòng Đầu tư và Hạ tầng số (Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng) cho rằng Đà Nẵng có đủ khả năng hiện thực mục tiêu này. Hiện trung bình Đà Nẵng có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, cao gấp 3 trung bình cả nước, với khoảng 47.500 nhân lực công nghệ thông tin, trong đó, có 22.000 lao động trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Doanh nghiệp công nghệ thông tin tại thành phố hiện tập trung vào thiết kế vi mạch, sản xuất phần cứng, trí tuệ nhân tạo…

Ngoài nhân lực sẵn có, hiện trên toàn thành phố chỉ tiêu tuyển sinh ngành công nghệ thông tin khoảng 5.700 chỉ tiêu. Trong đó trình độ Đại học, Cao đẳng khoảng 4.500 chỉ tiêu; chuyên ngành điện tử - viễn thông hơn 700 chỉ tiêu. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Đà Nẵng còn được cung cấp từ các cơ sở đào tạo ở khu vực và cả nước.

Tuy nhiên, bà Thi cũng chỉ ra ngoài những lợi thế đã có sẵn trên, thành phố phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy công nghiệp công nghệ thông tin và kinh tế số phát triển như xây dựng Đề án thúc đẩy, phát triển, ươm tạo doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; phát triển các hạ tầng phụ trợ để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung; hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh thông qua việc áp dụng các chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp, tiếp cận các thị trường quốc tế...

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 tại tỉnh Kon Tum sau sáp nhập

Hải Phòng: Khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hình ảnh khối 'ký ức hào hùng' tại lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói gì về Nghị quyết 68?

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 6

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Phấn đấu hoàn thành hợp nhất các đơn vị hành chính Hưng Yên và Thái Bình trước 15/7

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng