Thứ sáu 08/11/2024 16:26

Đà Nẵng: Làm tốt công tác tri ân người có công với cách mạng

Giai đoạn 2014 - 2022, thành phố Đà Nẵng đã xây mới, sửa chữa cho gần 10.500 nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng có nhà ở xuống cấp.

Ngày 26/7, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014 - 2022.

Thành phố Đà Nẵng khen thưởng thành tích thực hiện Chương trình hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở người có công với cách mạng giai đoạn 2014 - 2022.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh, hiện thành phố có trên 100 nghìn lượt người có công được xác nhận theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có gần 18.000 liệt sĩ với hơn 28.000 thân nhân; hơn 10.000 thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; 3.367 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện còn sống 105 Mẹ); gần 19.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến hưởng trợ cấp 01 lần...

Đến nay, thành phố có gần 18.500 lượt đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, kinh phí chi trả hằng tháng gần 30 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dịp Tết Nguyên đán và Ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm, thành phố chi trung bình mỗi năm gần 40 tỷ đồng tặng quà cho gần 70.000 lượt người.

Bên cạnh các chính sách nêu trên, để góp phần chia sẻ khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình chính sách, ngay khi Trung ương Đảng, Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện về nhà ở, thành phố đã chủ động ban hành Đề án hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn, ứng trước kinh phí và tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, mặt trận, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp tiến hành sửa chữa, xây dựng nhà ở cho gia đình người có công có nhà ở xuống cấp từ năm 2014.

Kết quả 9 năm qua, cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, nguồn ngân sách địa phương, thành phố đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, Mặt trận, đoàn thể, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay, góp sức hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa cho gần 10.500 nhà (sửa chữa: gần 8.000 nhà, xây mới hơn 2.500 nhà) với tổng kinh phí 330 tỷ đồng, đạt và vượt kế hoạch đề ra hằng năm; trong đó, nhóm thân nhân của liệt sĩ được thụ hưởng trên 4.000 hộ, chiếm tỷ lệ gần 40% tổng số các hộ được hưởng.

Ông Lê Trung Chinh (bìa phải) thăm hỏi, động viên và tặng bằng khen những cá nhân, tập thể thành tích 5 năm thực hiện công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công giai đoạn 2017 - 2022.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, có thể những ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa chưa to, chưa đẹp như mong muốn nhưng đó là những ngôi nhà của nghĩa tình, của sự đoàn kết và sự đồng thuận xã hội. Bà con đã có một nơi an toàn để ở, có một nơi ấm cúng để thờ phụng ông bà tổ tiên, là nơi yên bình để sinh hoạt gia đình.

Bên cạnh đó, ông Lê Trung Chinh cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở cho gia đình có công cách mạng trong năm 2023 và những năm tiếp theo, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, đơn vị mình. Thành phố cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, đề xuất nâng kinh phí hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho người có công trong giai đoạn tiếp theo.

“Rất mong các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục đồng hành cùng thành phố thực hiện thành công chương trình hết sức nhân văn và thấm đẫm đạo lý này, góp phần thực hiện tốt chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, thành phố “4 an” và mục tiêu “100% gia đình chính sách của thành phố có nhà ở ổn định, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương nơi cư trú”, tạo tiền đề xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố”, ông Chinh bày tỏ.

Theo ông Chinh, việc chăm lo đời sống cho các gia đình người có công không thể chỉ xuất phát từ một phía Nhà nước và xã hội mà cần phải có sự tham gia bằng nội lực tự thân của các gia đình. Nhà nước và xã hội luôn tạo điều kiện, cơ hội cho các gia đình người có công cải thiện, ổn định cuộc sống của mình; đồng thời, đề nghị các gia đình phải nắm bắt được cơ hội, điều kiện đó, vươn lên làm giàu một cách bền vững, chính đáng cho bản thân và đóng góp cho xã hội.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh vượt khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nam Định công bố quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội

Khởi công dự án trung tâm thương mại MM Mega Market Đà Nẵng

Hải Phòng: Công ty Cảng Nam Đình Vũ được công nhận đạt tiêu chuẩn cảng xanh

Vì sao Công ty Trường An Thanh Hóa trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất?

Lai Châu tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với chủ thể có sản phẩm OCOP

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thanh Hóa: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Giang: Yêu cầu cán bộ nêu gương tích hợp bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe điện tử trên VneID

Thừa Thiên Huế: Chủ động ứng phó với bão Yinxing

Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Quảng Ninh xuất hiện nhiều 'hạt nhân' tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Cà Mau: Phê duyệt kế hoạch quản lý khu bảo tồn biển gần 279 tỷ đồng

Cần Thơ: Chấn chỉnh các hoạt động giao dịch, mua bán nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Người dân thấp thỏm, lo lắng sống dưới chân đập Hố Dư