Thứ hai 25/11/2024 12:49

Đà Nẵng khẩn trương làm rõ nguyên nhân nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ

Ngày 4/7, Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng phát đi thông cáo liên quan đến thông tin về nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ trên da.  
Hình ảnh 1 em nhỏ bị nổi mẩn đỏ trên da sau khi tắm biển được chia sẻ trên mạng xã hội

Sự việc đang thu hút sự quan tâm của người dân TP Đà Nẵng và du khách đến với thành phố này trong những ngày vừa qua.

Theo đó, Sở TN & MT khẳng định kết quả quan trắc môi trường đối với vùng biển, ven bờ TP Đà Nẵng đều đạt yêu cầu so với quy chuẩn cho phép.

Cụ thể, việc quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2018 được thực hiện mỗi tháng 1 lần đối với nước biển, ven bờ. Ở khu vực biển Đông và vịnh Đà Nẵng có 10 vị trí quan trắc, trong đó có 3 vị trí là bãi tắm công cộng (Bãi tắm Mỹ Khê, bãi tắm Non nước, bãi tắm Phạm Văn Đồng). Các thông số quan trắc gồm độ pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi hóa học (COD), Amoni, dầu mỡ và Coliforms. Kết quả của cả 6 lần quan trắc ở tất cả các vị trí đều cho các thông số môi trường đạt yêu cầu so với quy chuẩn cho phép.

Về tình trạng nước biển gây ngứa nổi dị ứng đốm đỏ trên da tại các bãi tắm phía biển Đông từ Quận Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn, Sở TN & MT cho biết, ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân và du khách về hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người sau khi tắm biển, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã ngay lập tức có báo cáo với Sở. Sở TN & MT ngày 03/7 đã tiến hành lấy mẫu phân tích bổ sung chất lượng nước biển tại vị trí các bãi tắm khu vực biển Đông, việc lấy mẫu này sẽ diễn ra liên tục trong 5 ngày. Ngoài các thông số như những lần quan trắc trước, sẽ bổ sung phân tích các chỉ tiêu sinh học. Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ Môi trường tổ chức khảo sát các cửa xả ven biển, tiến hành lấy mẫu tại khu vực tiếp nhận liên quan các bãi tắm của thành phố; phối hợp với Ban Quản lý tiếp tục ghi nhận hiện trường đối với tình trạng trên để tổng hợp báo cáo thành phố.

Kết quả quan trắc bổ sung sẽ được công bố công khai, rộng rãi ngay sau khi có kết quả phân tích.

Được biết, trước đó, vào ngày 26/6, Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã có công việc gửi Sở TN & MT về sự việc trên. Cũng theo thông tin từ BQL, thời gian gần đây khu vực các bãi tắm Đà Nẵng có xuất hiện sinh vật là sao biển và sứa lửa. Đây có thể là nguyên nhân gây mẩn ngứa nếu người dân hoặc du khách vô tình tiếp xúc với loài sinh vật này.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh dị ứng

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?