Thứ sáu 22/11/2024 10:24

Đà Nẵng: Giải đáp nhiều vấn đề “nóng” được dư luận, báo chí quan tâm

Chiều 20/3, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Họp báo quý I/2024 thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội được báo chí phản ánh, quan tâm trong thời gian qua.

Đà Nẵng muốn giữ lại sân vận động Chi Lăng

Liên quan đến sân vận động Chi Lăng, ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết, sân vận động Chi Lăng đang có những vấn đề pháp lý phát sinh phức tạp, đến nay chưa có quy hoạch.

Đến thời điểm này, sân vận động Chi Lăng là một trong những tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh.

Từ năm 2018, sau khi bản án có hiệu lực, qua đánh giá, rà soát các vấn đề liên quan, nhu cầu của chính quyền và nhân dân, thành phố Đà Nẵng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ nguyện vọng xin phép giữ lại sân vận động Chi Lăng.

Năm 2019, Tổng cục Thi hành án thuộc Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên làm việc, nhưng đoàn công tác của thành phố và Ngân hàng Xây dựng không có điểm gặp nhau, xung đột về mặt lợi ích kinh tế, việc thương lượng không thành.

Ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng thông tin đến báo chí

Quan điểm mà Đà Nẵng tiếp cận là thành phố xin giữ lại sân vận động Chi Lăng và hoàn trả số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp vào ngân sách là 1.251 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm thương lượng, Ngân hàng Xây dựng yêu cầu trả 8.408 tỷ đồng, trong đó tiền đất 4.000 tỷ và số còn lại là tiền lãi phát sinh…

“Như vậy, với mức yêu cầu của thành phố và số tiền Phạm Công Danh vay thể hiện trên hồ sơ là không gặp nhau”, ông Chương cho hay.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam thông tin, kiến nghị về sân Chi Lăng của thành phố đang vướng trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kết luận bản án và các đối tượng điều tra. Hiện hồ sơ đã được trình Bộ Chính trị xin ý kiến. Bộ Chính trị đã xem xét và sẽ có văn bản trả lời sớm cho Chính phủ để hướng dẫn địa phương. Sau khi có thông báo, thành phố sẽ cung cấp cho báo chí.

Sân vận động Chi Lăng.

Số phận của dự án Cocobay

Trả lời câu hỏi của báo chí về “số phận” của dự án Cocobay, ông Lê Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng thông tin, dự án Cocobay Đà Nẵng có 2 phân khu. Phân khu thứ nhất khoảng 30 ha ở phía Tây đường Trường Sa, phân khu còn lại khoảng 21ha ở phía Đông đường Trường Sa.

Sở Xây dựng đã tham mưu UBND thành phố phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 và cấp phép xây dựng đối với 2 phân khu này.

Dự án Cocobay Đà Nẵng. Ảnh: V.X

Theo Quyết định số 593/QĐ-UBND ngày 1/2/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 phân khu thứ nhất (phía Tây đường Trường Sa) có 7 cụm nhà cao tầng; trong đó khối HH1, HH2, HH3 và HH5 là tòa nhà hỗn hợp với 50% là căn hộ chung cư, 50% là căn hộ condotel; còn khối HH4, HH6 và HH7 là chung cư.

Năm 2022, chủ đầu tư kiến nghị điều chỉnh khối HH2 và HH3 thành một khối hoàn toàn là căn hộ chung cư, còn một khối hoàn toàn là căn hộ condotel. Sau đó, Sở Xây dựng thành phố đã hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định, tuy nhiên từ năm 2022 đến nay, chủ đầu tư chưa thực hiện các thủ tục liên quan.

Sở Xây dựng chưa nhận văn bản báo cáo của chủ đầu tư về vấn đề chấm dứt hợp đồng mua bán với khách hàng tại dự án. “Nhưng nếu có tranh chấp trong thực hiện hợp đồng mua bán thì đây là tranh chấp dân sự giữa các bên liên quan, trường hợp có những nội dung có liên quan đến vai trò quản lý nhà nước, Sở Xây dựng sẽ tham gia”, ông Tuấn nói.

Xây dựng đề án di dời 48.800 ngôi mộ xen kẽ trong khu dân cư

Với vấn đề mồ mả xen kẽ trong khu dân cư, theo Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, hiện nay, trên địa bàn thành phố đang có nhiều mồ mả xen kẽ trong khu dân cư chưa được di dời. Theo số liệu từ các quận huyện cung cấp, hiện toàn thành phố có khoảng 48.800 mộ. Trong đó, các mộ giải toả thuộc dự án khoảng 37.000 mộ.

Sở Xây dựng đề nghị di dời những ngôi mộ này theo tiến độ triển khai của dự án. Đối với những ngôi mộ xen kẽ trong khu dân cư không thuộc các dự án, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ giao cho UBND các quận, huyện xây dựng đề án cụ thể, xác định lộ trình, kinh phí cũng như địa điểm để di dời trong thời gian tới.

Ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, từ năm 2010, thành phố chủ trương di dời các ngôi mộ trong khu dân cư, tập trung về Nghĩa trang thành phố Đà Nẵng. Các quận Hải Châu, Thanh Khê cơ bản hoàn thiện việc này.

Hiện số mộ nằm xen kẽ trong khu dân cư ở các quận, huyện vẫn còn khá nhiều. “Thành phố cương quyết di dời mồ mả xen lẫn trong khu dân cư về nơi tập trung. Hiện đất dành cho nghĩa trang của thành phố đảm bảo đủ để thực hiện việc này. Kế hoạch thực hiện đã được giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các quận, huyện lên phương án, lộ trình cụ thể”, ông Lê Quang Nam thông tin.

Ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phát biểu kết luận họp báo.

Tại họp báo, các vấn đề về: Dự án nhà máy rác; thẩm mỹ viện “chui”; kiểm soát nồng độ cồn; phát triển vi mạch bán dẫn; sử dụng phương tiện giao thông công cộng... cũng được đại diện các Sở, ngành cung cấp thông tin đến báo chí.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11