Thứ tư 27/11/2024 13:51

Cước vận chuyển tăng "làm khó” trái cây tươi xuất khẩu

Trái cây xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU… song những hạn chế trong việc bảo quản, vận chuyển khiến xuất khẩu trái cây gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn vận chuyển, cước tăng cao

Là đơn vị chuyên xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi vào thị trường EU song từ đầu năm đến nay, lượng đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Thương mại trái cây Thiên Nhiên đã giảm mạnh hơn 50%.

Lý giải cụ thể, đại diện Công ty Thiên Nhiên cho biết, các mặt hàng trái cây tươi như chôm chôm, thanh long… là những mặt hàng có thời hạn bảo quản ngắn. Cụ thể như chôm chôm chỉ bảo quản được 10 ngày, thanh long 30 ngày nên phải vận chuyển bằng đường hàng không. Trong khi đó, thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát nên số chuyến bay qua thị trường này giảm mạnh khiến công ty không thể giao được hàng. Cùng với đó, những khó khăn trong vấn đề vận chuyển khiến công ty các đơn hàng sụt giảm mạnh.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Hồng Thu - Giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu - cho biết, nửa đầu năm 2020, đơn hàng xuất khẩu của công ty sụt giảm mạnh, đặc biệt là những đơn hàng vận chuyển đường hàng không. Thêm vào đó, so với thời điểm trước dịch thì giá cước hàng không đã tăng từ 10 - 50%, tùy thị trường/ lần vận chuyển. “Cước vận chuyển thanh long sang Mỹ đã tăng từ 3,8 USD/kg lên 5 USD/kg. Các thị trường khác như Úc, Canada cũng tăng mạnh 30 - 40%, riêng thị trường Nhật Bản tăng gấp 2 lần”, bà Thu cho biết.

Giá cước vận chuyển cao, không có kho lạnh bảo quản khiến xuất khẩu trái cây tươi gặp nhiều khó khăn.

Không chỉ giá cước cao, việc vận chuyển bằng đường hàng không cũng gặp nhiều khó khăn do không có kho lạnh để bảo quản khi bị chậm chuyến, hủy chuyến.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, các máy bay không có kho lạnh để bảo quản hàng dẫn tới trường hợp chuyến bay bị “delay” sẽ làm cho sản phẩm bị giảm chất lượng. Thậm chí, hàng đã chiếu xạ rồi phải lưu kho tới 1 tuần khiến tỷ lệ hao hụt lớn, có lô hàng hao hụt tới 50%.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T đánh giá, khi dịch Covid-19 diễn ra thì bức tranh xuất khẩu bị thay đổi hoàn toàn. Tính đến thời điểm hiện nay, dịch bệnh vẫn ảnh hưởng rất nặng đến thị trường châu Âu. Những mặt hàng vận chuyển bằng đường hàng không rất khó khăn, do vậy chỉ những doanh nghiệp có vùng trồng, có trình độ bảo quản cao để vận chuyển bằng đường biển… mới xuất khẩu tốt và tận dụng được các lợi thế của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sắp có hiệu lực tới đây.

Thay đổi cơ cấu sản phẩm, chuyển hướng thị trường

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Thu, trước những khó khăn trong quá trình vận chuyển, công ty đã chuyển hướng thị trường và thay đổi cơ cấu sản phẩm. Cụ thể, công ty đã mở thêm các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan và một số thị trường ở khu vực châu Á để có thể chuyển qua vận chuyển bằng tàu. “Công ty đã mất khoảng 2 tháng để tìm kiếm thị trường mới cũng như các phương thức vận chuyển phù hợp. Hiện nay, thị trường đã ổn định trở lại và phần lớn các đơn hàng đã được vận chuyển bằng đường biển”, bà Thu cho hay.

Dù vậy việc vận chuyển bằng đường biển cũng có một số hạn chế nhất định. Ông Nguyễn Công Kính - Giám đốc công ty TNHH xuất nhập khẩu Cao Thành Phát – phân tích: Mặc dù các đơn hàng xuất khẩu của công ty đều được vận chuyển bằng đường biển, song hình thức này chỉ phù hợp với một số loại trái cây như dừa, sầu riêng, thanh long; còn với những mặt hàng như chôm chôm, vú sữa thì rất khó. Do đó, trước mắt, các doanh nghiệp đang chuyển cơ cấu sản phẩm sang những mặt hàng có thời gian bảo quản lâu hơn. Về lâu dài, doanh nghiệp cần đầu tư thêm dây chuyền công nghệ bảo quản để có thể giữ sản phẩm tươi lâu hơn. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giữ vững được thị trường và chất lượng sản phẩm.

Hà Duyên

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc