Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021: Tôn vinh bàn tay Việt

Với chủ đề “Sáng tạo giá trị tinh hoa nghề truyền thống Thăng Long-Hà Nội”, 90 sản phẩm đạt giải Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội 2021 không chỉ thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống nghề Hà Nội mà còn tôn vinh sự khéo léo của các đôi bàn tay Việt.

Tác phẩm tranh chùa Thầy của tác giả Hoàng Thị Khương (đội 5, thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội) đạt giải nhất nhóm ngành dệt, lụa tơ tằm, thêu ren trong Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội 2021.

Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021: Chắp cánh nghệ thuật bàn tay Việt

Bà Hoàng Thị Khương bên cạnh tác phẩm đạt giải nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội 3031 nhóm dệt, lụa tơ tằm, thêu ren

Lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện mất gần 1 năm, sản phẩm hoàn toàn được thêu thủ công bằng tay, sử dụng nguyên liệu vừa chỉ tơ vừa chỉ cotton kết hợp nhiều màu, tác phẩm tranh chùa Thầy với sự hiện diện của ngôi chùa cổ xưa, khu vực mua rối nước và cả những ngôi nhà cao tầng xa xa. Theo lời kể của bà Hoàng Thị Khương thì đó là sự hòa quện của quá khứ, hiện đại và tương lai. Chiều sâu của bức tranh hút mắt người xem, khiến người chiêm ngưỡng bức tranh như đang được đi du lịch nơi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời này. “Tranh thêu không thiếu, nhưng thêu làm sao thể hiện được hồn, có chiều sâu của bức tranh mới là vấn đề quan trọng. Việc này đòi hỏi người nghệ nhân phải yêu nghề, có tâm với nghề, chúng tôi cố gắng làm và đã thành công”, bà Hoàng Thị Khương - chia sẻ.

Liên tục tham dự các Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội từ năm 2013 đến nay, cũng đã giành các giải thưởng từ khuyến khích đến giải nhì, và năm nay, lần đầu tiên bà Hoàng Thị Khương được giải nhất. Cảm xúc duy nhất đối với bà đó là hạnh phúc. Những bức tranh được giải, được bà Hoàng Thị Khương trưng bày và giới thiệu đến khách hàng, với bạn bè những sản phẩm từ những đôi bàn tay tài ba, từ khối óc tuyệt với của người khuyết tật như bà.

Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021: Chắp cánh nghệ thuật bàn tay Việt

Trưng bày các tác phẩm đạt giải năm 2021

Cũng theo bà Hoàng Thị Khương, Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội giúp những nghệ nhân như bà không chỉ thắp sáng nghệ thuật những bàn tay Việt mà còn có thể kết nối được với khách hàng nhiều hơn, nắm bắt được nhu cầu tiêu.

Từ 2 đôi sừng bò tạo ra sản phẩm 1 đàn cá sen và với ý nghĩa cá sen trường tồn, vĩnh cửu, mang đến sự hài hòa, tài lộc cho những người trưng bày, tác phẩm “Cá vàng đậu cành sen” của tác giả Lê Thị Thuận (làng nghề lược sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) đạt giải nhì tại Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội năm 2021 nhóm ngành khảm trai, sừng, gỗ mỹ nghệ. Bà Lê Thị Thuận kể, so với nhiều chất liệu thì sừng là khó làm nhất. Để tạo ra được sản phẩm, tôi đã mất rất nhiều thời gian cũng như nguyên liệu để nghiên cứu vẽ mẫu cũng như chọn nguyên liệu cho phù hợp để tạo ra được sản phẩm độc đáo này.

Thường xuyên tham gia Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội, năm nay, tác phẩm Lọ lục bình khảm trai của ông Đỗ Văn Khoái (làng nghề Sơn mài Hạ Thái) đạt giải ba nhóm ngành sơn mài Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội 2021. Theo ông Đỗ Văn Khoái, ý tưởng là phần quan trọng nhất trong cuộc thi. Bên cạnh đó, sản phẩm phù hợp cả về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu có sự gắn kết các làng nghề của Hà Nội với nhau. “Để tạo ra sản phẩm phải thông qua 15 công đoạn và mất thời gian khoảng 2 tháng. Trong là sản phẩm là sự hòa quện gốm sứ bát tràng, phần gốm nung phía ngoài tạo độ xốp, sau khi sơn phần ngoài được chúng tôi gắn tiểu khẩu (một phần của con chai). Việc gắn tiểu khẩu được ghép bằng tay để miếng tiểu khẩu không chồng chéo lên nhau, được xếp theo hàng lối hoa văn, khi đưa tay chạm vào sản phẩm không có độ gợn”, ông Đỗ Văn Khoái - chia sẻ.

Cũng theo ông Đỗ Văn Khoái, năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng tới hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội và cũng gây trở ngại không nhỏ đến việc nghiên cứu xu hướng thị trường để nắm bắt diễn biến thị hiếu người tiêu dùng đối với những sản phẩm để có những thiết kế phù hợp. Do vậy, việc tham gia Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội năm 2021 cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nghệ nhân như ông đều cố gắng để có các tác phẩm dự thi và vinh dự đạt giải.

Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2021: Chắp cánh nghệ thuật bàn tay Việt

Khu trưng bày các sản phẩm thiết kế mới

Tối ngày 9/12, trong khuôn khổ Lễ khai mạc của chuỗi sự kiện: Hội chợ quốc tế quà tặng Hàng TCMN Hà Nội và Hội chợ hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội năm 2021. 90 sản phẩm thuộc 6 nhóm ngành TCMN gồm sản phẩm gốm sứ; sơn mài; mây, tre, giang đan, guột tế; sản phẩm khảm trai, gỗ, sừng mỹ nghệ; sản phẩm thêu, lụa tơ tằm; sản phẩm đồng, đá và sản phẩm TCMN khác đã được vinh danh.

Với chủ đề “Sáng tạo giá trị tinh hoa nghề truyền thống Thăng Long-Hà Nội”, các sản phẩm được lựa chọn đều thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống nghề Hà Nội. Sự sáng tạo ở mỗi sản phẩm được tạo ra trên nền tảng giá trị tinh hoa của mỗi nghề TCMN truyền thống lâu đời. Những chất liệu mới đã được các nghệ nhân, thợ giỏi tích hợp hài hòa, tinh tế, độc đáo vào từng sản phẩm, sự kết hợp sáng tạo từ nhiều loại nguyên liệu trên cùng một sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế, chế tác đã tạo ra những mẫu sản phẩm, tác phẩm vừa mang “hơi thở” hiện đại vừa có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, những hoa văn, họa tiết, hình khối và màu sắc độc đáo tạo sự đa dạng phong phú, ứng dụng trong nhiều mục đích sử dụng.

Các sản phẩm TCMN của các làng nghề của Hà Nội cũng đã xuất khẩu đi nhiều thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản… Dù được giải nhất hay giải khuyến khích, dù đạt giải hay không nhưng có một điểm chung của các nghệ nhân đó là họ sẽ tiếp tục tham gia các cuộc thi này. Bởi theo các nghệ nhân làng nghề, thông qua cuộc thi giúp tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố phát huy những ý tưởng sáng tạo trong thiết kế mẫu sản phẩm TCMN. Tập hợp trí tuệ, ý kiến đóng góp của các chuyên gia TCMN trong và ngoài nước để tạo ra những sản phẩm TCMN có thiết kế mới, sáng tạo, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao phù hợp thị hiếu khách hàng. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng TCMN trên địa bàn thành phố đẩy mạnh phát triển ngành hàng, mẫu mã sản phẩm mới phục vụ nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Về phía các nghệ nhân làng nghề TCMN cũng mong muốn các ban, ngành, thành phố hỗ trợ thêm để khuyến khích các doanh nghiệp, nghệ nhân tìm tòi mẫu mã nhiều hơn, tập trung thiết kế mẫu mới nhiều hơn.

Nguyễn Hạnh - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Hà Nội: Đối thoại tháo gỡ 3 nhóm vấn đề tại các khu, cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, trao đổi tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính tại khu, cụm công nghiệp.
Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Bình Thuận: Khởi động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biều năm 2024

Ngành Công Thương Bình Thuận tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 theo tiến độ đã đề ra
Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Hà Nội: Vinaconex làm chủ đầu tư dự án khu công nghiệp 6.338 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Đông Anh (TP. Hà Nội) có quy mô 299,45 ha, tổng mức đầu tư 6.338 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

Bắc Kạn ban hành Kế hoạch sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2024

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND về việc tổ chức bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.
Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Thái Nguyên tiếp sức cho doanh nghiệp từ các đề án khuyến công

Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên nâng cấp dây chuyền, máy móc thiết bị tiên tiến để thúc đẩy sản xuất...
Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ gì?

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, nhà đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi nhưng cũng phải tuân thủ những trách nhiệm.
Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Theo Nghị định mới được ban hành, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới về cụm công nghiệp, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.
Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Nam Định khởi công cụm công nghiệp vốn đầu tư 600 tỷ đồng

Ngày 15/3, Dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Giao Thiện với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng đã được làm lễ khởi công.
Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Khuyến công Điện Biên trợ sức nâng cao năng lực chế biến quả mắc ca

Đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến quả mắc ca” được khuyến công Điện Biên triển khai giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm này.
An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

An Giang “mở cơ chế” thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Bằng nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn, UBND tỉnh An Giang đang khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động