Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Nghị định mới cho phát triển cụm công nghiệp Cấp nào được quy định ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp?

Thời gian qua, công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên phạm vi cả nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.

Nhìn chung các địa phương thực hiện nghiêm túc, theo trình tự, quy định của pháp luật. Việc phát triển CCN đã khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp (đặc biệt là tại khu vực nông thôn), tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới.

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, qua theo dõi, tại một số địa phương vẫn còn có bất cập, hạn chế như: Chưa tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý CCN, tiến độ xây dựng và thực hiện quy hoạch chậm, thiếu những giải pháp mạnh, khả thi trong đầu tư phát triển các CCN trên địa bàn,...

Để tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển CCN; đảm bảo quy hoạch, phát triển CCN bền vững, trật tự, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, kịp thời tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn, vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN (thay thế Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP). Nghị định số 32/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2024.

Vì vậy, để triển khai, chấp hành đầy đủ, nghiêm túc quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CCN, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung:

Trong thời gian Nghị định số 32/2024/NĐ-CP chưa có hiệu lực thi hành, đề nghị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác quản lý, phát triển CCN theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP và pháp luật liên quan.

Căn cứ quyền hạn, trách nhiệm tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức thực hiện các nội dung quy định của Nghị định.

Về Phương án phát triển CCN thuộc Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn: Đối với các địa phương có Quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt, đề nghị phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với các địa phương có Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Phương án phát triển CCN trên địa bàn, Bộ Công Thương đề nghị: Rà soát lại Phương án phát triển CCN trong kỳ quy hoạch đảm bảo đầy đủ thông tin đối với từng CCN theo quy định tại Nghị định số 66/2020/NĐ-CP; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, thống nhất và không chồng lấn với các quy hoạch khác trên địa bàn. Trường hợp Phương án phát triển CCN thuộc Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt không đủ thông tin theo quy định hoặc chồng lấn với các quy hoạch khác trên địa bàn, UBND cấp tỉnh chỉ đạo xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030 đảm bảo khả thi; đủ quỹ đất để thành lập, đầu tư phát triển CCN có trong danh mục theo tiến độ quy hoạch đã được phê duyệt.

Đối với các CCN rút khỏi quy hoạch: Có giải pháp quản lý, kế hoạch chuyển đổi khả thi, phù hợp quy định của pháp luật liên quan; trong đó, lưu ý quản lý chặt chẽ về môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo xúc tiến đầu tư, thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN. Định hướng, ưu tiên xúc tiến các doanh nghiệp/dự án đầu tư thứ cấp có cùng ngành nghề, có khả năng liên kết hỗ trợ nhau vào cùng một CCN; các ngành công nghiệp theo định hướng Quy hoạch tỉnh có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững vào CCN.

Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (trong đó lưu ý CCN phải có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định), thu hút đầu tư vào các CCN trên địa bàn để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát huy hiệu quả; xử lý dứt điểm các CCN, dự án trong CCN gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, không đúng mục đích, chậm tiến độ.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật tại các CCN trên địa bàn (như: Pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và pháp luật khác có liên quan) để chấn chỉnh công tác quản lý, đầu tư phát triển các CCN trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Viettel, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực công nghệ quân sự tại Việt Nam, đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ cao.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ghi nhận một bước tiến quan trọng trong ngành hàng không Việt Nam, khi máy bay huấn luyện TP-150 lần đầu tiên ra mắt.
Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý.
Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, lãnh đạo Airbus đã chia sẻ về vai trò ngày càng tăng của tập đoàn trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam.
Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã để lại dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hóa chất trong năm 2024.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.
Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động