Thứ hai 25/11/2024 20:14

Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế phối hợp chống buôn lậu, kinh doanh trái phép

Nội dung ký kết là dự báo tình hình thị trường, công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chiều ngày 14/7, tại TP. Huế đã diễn ra lễ ký quy chế phối hợp giữa Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huếvà Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái pháp luật.

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cùng Hiệp hội Doanh nghiệp ký kết quy chế phối hợp

Việc ký kết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dung trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp, hội viên trước pháp luật và trong các tranh chấp thương mại trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế…

Nguyên tắc phối hợp giữa Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phải tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên. Tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mỗi bên, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc phối hợp hoạt động được tiến hành thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trong đó, trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm về pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ..

Trách nhiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế là thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động của Hiệp hội, các Doanh nghiệp thành viên cho lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Truyền tải thông tin do lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp cho Hiệp hội đến tất cả các doanh nghiệp thành viên để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ để người dân và doanh nghiệp cùng phối hợp trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phan Hùng Sơn - Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cho biết, việc ký Quy chế phối hợp sẽ tạo cơ sở quan trọng để hai đơn vị phối hợp toàn diện, chặt chẽ hơn nữa trên các mặt công tác có liên quan đến đấu tranh, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật, đồng thời không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm và tham gia tố giác các hành vi vi phạm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024