Thứ bảy 16/11/2024 09:17

Cục QLTT và Công an TP. Hồ Chí Minh ký kết hợp tác chống buôn lậu

Chiều ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường (QLTT) và Công an TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Tại buổi lễ ký kết, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - thông tin, nội dung của quy chế phối hợp giữa QLTT và Công an TP. Hồ Chí Minh gồm 3 chương với 16 định ra điều chi tiết về trách nhiệm, phân công công tác rõ ràng cho từng đơn vị. Qua đó hai bên chia sẻ thông tin nhanh, chính xác về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, kinh doanh hàng kém chất lượng; tổ chức dự báo, điều tra tình hình thị trường, phát hiện sớm các đương dây, ổ nhóm tội phạm về kinh tế. Theo ông Đạt, mục tiêu của sự kết hợp giữa lực lượng QLTT và Công an Thành phố bằng quy chế nhằm tăng thêm sức mạnh, tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả…ngày càng tinh vi với diễn biến phức tạp và khó kiểm soát.

Lãnh đạo Cục QLTT và Công an TP. Hồ Chí Minh ký kết Quy chế phối hợp chống buôn lậu, hàng giả

Ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - nhìn nhận, TP. Hồ Chí Minh hiện là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, toàn Thành phố hiện có hơn 271.000 doanh nghiệp, khoảng 1 triệu hộ kinh doanh và mức lưu chuyển hàng hoá chiếm khoảng 30% của cả nước. Tuy nhiên Thành phố cũng đang là trung tâm của nạn buôn bán, vận chuyển hàng lậu, sản xuất và chứa trữ hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và nhiều loại tội phạm kinh tế mới phát sinh với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là tội phạm về công nghệ cao, trên không gian thương mại điện tử… ngày càng phổ biến.

Ông Trương Văn Ba, cho rằng, lâu nay sự phối kết hợp giữa lực lượng QLTT và Công an Thành phố đã thưc hiện thường xuyên và mang lại hiệu qủa, cụ thể là 85% số vụ án được phát hiện và xử lý của QLTT đều có sự tham gia tích cực của lực lượng ngành công an. Việc ký kết quy chế phối hợp giữa hai lực lượng sẽ làm tăng thêm sức mạnh, tính hiệu quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

“ Trong tình hình lực lượng QLTT còn quá mỏng, mỗi cán bộ QLTT có nhiệm vụ theo dõi hơn 300 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ kinh doanh cá thể. Việc ký kết quy chế phối hợp với lực lượng công an sẽ phát huy, vận dụng được chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kin h tế trên địa bàn ”, ông Trương Văn Ba chia sẻ.

Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra và phát hiện một cửa hàng kinh doanh hàng hoá vi phạm về mẫu mã, nguồn gốc trên địa bàn

Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn - Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh - cho biết, trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Cảnh sát kinh tế Công an TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện và xử lý 1.559 vụ với 1674 đối tượng phạm pháp về kinh tế, trị giá tang vật vi phạm hơn 314,4 tỷ đồng. Qua điều tra xác minh đã khởi tố 1.121 vụ án với 375 bị can.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là số vụ phạm pháp do lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, chưa phản ánh đầy đủ, đúng thực trạng tình hình tội phạm, vi phạm xảy ra trên địa bàn Thành phố. Để đấu tranh quyết liệt với loại tội phạm, vị phạm này, cần phải có sự vào cuộc phối hợp đồng bộ, kịp thời của nhiều cơ quan, ban ngành, nhưng trọng tâm vẫn là ngành QLTT, Hải quan, Công an…

Theo ông Nhàn, trong nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã chủ động phối hợp với lực lượng QLTT Thành phố và phát hiện, xử lý được nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả trên địa bàn. Chỉ tính riêng trong năm 2020 và quý 1/2021, lực lương Công an kinh tế và QLTT đã phát hiện xử lý 154 vụ vi phạm với 167 đối tượng, trị giá hàng vi phạm hơn 145 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Nhàn đánh giá, kết qủa phối hợp xử lý tội phạm về kinh tế trong thời gian qua giữa Cảnh sát kinh tế và lực lượng QLTT Thành phố là đáng ghi nhận nhưng chưa cao, chua đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Bởi vì, do chưa có quy chế nên việc phân cấp, phân quyền, tổ chức đánh án, chia sẻ thông tin về hàng lậu, hàng giả còn thiếu nhuần nhuyễn.

Sau khi có quy chế, ông Nhàn cho biết, ngành công an Thành phố sẽ quán triệt và triển khai nội dung quy chế đến từng đơn vị, phân công và giao trách nhiễm rõ cho từng lực lượng để phối hợp với lực lượng QLTT Thành phố nhằm tăng thêm sức mạnh, sự chuyên nghiệp, tính hiệu qủa trong đấu tranh và đẩy lùi tội phạm về kinh tế trên địa bàn.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì việc kinh doanh hàng hoá trên không gian mạng, vấn nạn ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ của tổ chức, của doanh nghiệp sẽ ngày càng gia tăng và phổ biến. Thực tế này cũng phát sinh nhiều hệ luỵ rất phức tạp do các đối tượng lợi dụng để sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng với số lượng lớn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tại hội nghị, các bên đã thống nhất sẽ phổ biến quy chế đến toàn thể các cán bộ trong đơn vị và quán triệt triển khai thực hiện, đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả trong thời gian tới.

Thế Vĩnh
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không