Thứ tư 02/04/2025 09:23

Cục Di sản dự kiến 3 phương án "hồi hương" ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" triều Nguyễn

Thông tin từ Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa cho biết, đang phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân để tìm ra phương án "hồi hương" ấn vàng về nước.

Trước đó, ngày 19/10, website của hãng đấu giá Millon (thành lập năm 1928, có trụ sở chính tại Paris - Cộng hòa Pháp) đã đăng tải thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có hai cổ vật của nhà Nguyễn (1802-1945), gồm 1 ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) (lô số 101) và 1 bát vàng triều Khải Định (1917-1925) (lô số 100) thuộc sưu tập “Nghệ thuật Việt Nam” vào 11h ngày 31/10/2022 (giờ Paris).

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là di sản văn hóa của Việt Nam, là một minh chứng biểu trưng cho quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn, phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam. Do vậy, việc sưu tầm, đưa ấn về Việt Nam để bổ sung bộ sưu tập Kim Ngọc Bảo Tỷ và hoàn thiện nội dung trưng bày về triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là hết sức ý nghĩa và cấp thiết.

Hình ảnh ấn vàng triều Nguyễn được giới thiệu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Millon

Ngày 31/10, đại diện phía Việt Nam và Hãng Millon đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Đến 10h10 ngày 31/10, hãng Millon đã có thông cáo chính thức việc đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá ngày 31/10/2022 của hãng.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng một số Bộ ngành, tổ chức, cá nhân để huy động mọi nguồn lực nhằm “hồi hương” ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trong thời gian sớm nhất.

Theo đó, Cục Di sản văn hóa việc "hồi hương" cổ vật, theo 3 hình thức sau: Một là, cá nhân, tổ chức vận động quyên góp, mua cổ vật và hiến tặng về nước (trường hợp chuông chùa Ngũ Hộ, được đưa từ Tokyo, Nhật Bản về Bắc Ninh năm 1978). Hai là, cá nhân, tổ chức đấu giá từ nước ngoài và hiến tặng về nước (trường hợp xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh được đưa về Huế năm 2015). Ba là, Chính phủ các nước tự nguyện trả cổ vật của Việt Nam thu được từ các cuộc điều tra buôn bán trái phép cổ vật (18 cổ vật nhận từ Đức năm 2018, một số cổ vật Đông Sơn nhận từ Hoa Kỳ năm 2022).

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam

600 món ngon quy tụ tại lễ hội văn hóa ẩm thực

Gây dựng ‘sếu đầu đàn’ đưa văn hóa Việt vượt đại dương

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đạo diễn chương trình 'Nam Tây Nguyên vui ngày giải phóng'

Thủ tướng Singapore ‘bắt trend’ làm video tiktok về chuyến thăm Việt Nam

Bàn giao Báo điện tử Tổ Quốc sáp nhập vào Báo Văn Hóa

MC Khánh Vy: Đoàn viên - dấu ấn của sự nhiệt huyết, tiên phong

Triển lãm nghệ thuật đặc sắc ''Đà Nẵng gấm hoa''

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam

Cảnh quan Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Ngãi

Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tôn vinh vị tướng tài của dân tộc

Hòa nhạc ''Đà Nẵng - Khúc khải hoàn tháng 3''

Khai mạc Triển lãm ''Đà Nẵng - Xưa và Nay''

Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025